watch sexy videos at nza-vids!
Trường Sa, Hoàng Sa Là Của Việt Nam
TRƯỜNG SA, HOÀNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM
TRƯỜNG SA, HOÀNG SA BELONG TO VIỆT NAM
4teen.pro
Haiduongmobile.wap.sh
Thế giới giải trí cho teen Việt
Clip em xinh nóng bỏng, Clip ca sĩ lộ hàng, girl xinh nóng bỏng độ nét cao
truyen ma kinh di

Ngôi nhà huyền bí

Tuyền không ngờ mình được ông bà Thành Danh tiếp đón khá chu đáo trong buổi đầu tiên đến ra mắt và nhận việc. Khi được người giúp việc báo tin, đích thân bà Thành Danh đã ra tận ngoài sân dẫn Tuyền vào. Bà tỏ ra thân tình hơn cô đã nghĩ.

- Cháu đừng khách sáo với hai bác. Có thiếu thốn gì thì cứ nói, hai bác sẽ giúp cho.

Tuyền cố giữ khoảng cách:

- Dạ... chị em cháu chỉ dám nhờ hai bác chỗ ở thôi. Cháu xin cám ơn giỏ thức ăn hồi nãy hai bác đã gửi cho ạ.

Bà Thành Danh mắng yêu Tuyền:

- Đã bảo không được khách sáo mà... Những gì bác cho thì cứ nhận.

Rồi bà lôi thốc Tuyền đi theo mình vào tận gian phòng khách. Ở đó có ông Thành Danh và hai cô bé trạc tuổi nhỏ Tú đang ngồi chơi trên salon. Trông thấy khách, chúng giương mắt nhìn. Tuyền vội vàng thủ lễ:

- Thưa bác ạ.

Ông Thành Danh nhếch môi cười nhẹ chứ không quá vồn vã như vợ. Ông chỉ tay vào chiếc ghế đối diện:

- Ngồi đi cháu.

Tuyền rón rén ngồi xuống rồi lấm lét đưa mắt quan sát gian phòng khách. Thật là lộng lẫy từ cách xây dựng thiết kế và bài trí. Bà Thành Danh vốn vẫn nhanh nhẹn hơn chồng, đẩy tơi cho Tuyền tách trà thơm ngào ngạt:

- Uống nước rồi bác giới thiệu học trò với cô giáo.

Tuyền khẽ liếc sang phía hai cô bé, chúng có vẻ rất giống nhau như một cặp song sinh. Tuyền nhạy cảm hỏi trước:

- Thưa... có phải đây?

Bà Thành Danh gật đầu:

- Đúng rồi.

Nhìn dáng dấp cả hai thật khỏe mạnh. Tuyền bèn hỏi:

- Thưa... hai em có đi học ở trường không ạ?

Lần này thì bà Thành Danh lắc đầu, âm điệu khá nghẹn ngào:

- Nếu đi học được ở trường thì hai bác đâu nhờ cháu làm gì.

Tuyền chớp mắt ngạc nhiên song cô chưa kịp hỏi thì bà Thành Danh đã tiếp:

- Chúng bị câm đó cháu à. Lúc trước hai bác có gửi chúng vào trường khuyết tật để các giáo viên chuyên môn dạy dỗ. Song chúng không chịu, cứ trốn ra nhiều lần. khiến mọi ngươi phải tốn công sức đi tìm. Bất đắc dĩ hai bác phải để chúng ở nhà rồi kiếm thầy cô về dạy, nhưng cũng đã trải qua mấy người rồi, họ đều chịu thua vì chúng không chịu học. Bây giờ hai bác chỉ còn trông chờ ở cháu.

Lời bà Thành Danh vừa dứt thì Tuyền cũng cảm nhận công việc sắp được giao sẽ nặng nhọc ra sao. Ôi, một cô giáo chưa hề được trải qua trường lớp huấn luyện nào lại phải đảm trách việc dạy dỗ hai đứa học trò bị khuyết tật ư? Tuyền thấy thất vọng dâng cao khi vừa ra đời tự lập đã phải làm một việc không cân sức. Giá mà được làm một công nhân đi hái trà thì Tuyền cảm thấy nhẹ nhàng hơn. Nhưng cô lấy cớ gì để từ chối làm cô giáo dạy học đây? Chị em cô đã thọ ân người ta rồi, biết tính sao hơn là phải cố gắng đáp trả lại.

Tuyền nói như người bị ngạt thở:

- Cháu chỉ sợ làm hai bác phải thất vọng.

Bà Thành Danh động viên cô:

- Từ từ rồi cũng sẽ ổn thôi. Vấn đề ở chỗ là cần phải kiên nhẫn cháu ạ.

Nói tới đây, bà sụt sùi rơi lệ:

- Cháu thấy đó! Hai đứa con bác xinh xắn thế này chứ có tệ lắm đâu. Vậy mà cớ sao ông trời lại đày ải chúng bắt phải chịu cảnh câm, không thể thốt thành lời chứ?

Tuyền bật ra câu hỏi:

- Thưa bác... các em bị bẩm sinh hay là do tai nạn?

Bà Thành Danh đưa chiếc khăn tay lên để ngăn dòng lệ. Tiếng bà thật ảo não:

- Nếu chúng bị bẩm sinh thì bác bớt đau lòng hơn. Đằng này bác đã tập cho chúng biết nói năng đàng hoàng, thế mà năm lên sáu tuổi chẳng hiều sao chúng lại biến đổi... mới đầu thì lầm lì ít nói, rồi sau đó câm luôn cho đến tận bây giờ.

- Cả hai cùng có triệu chứng như thế sao bác?

- Phải. Bởi chúng là một cặp song sinh nên mọi thứ đều giống nhau.

Hai người nói chuyện tới đây thì bị ông Thành Danh chặn lại:

- Thôi, nhắc chuyện đã qua làm chi nữa. Hãy bàn cách dạy chữ cho mấy đứa nhỏ sao cho có hiệu quả kìa. Điều trước nhất bây giờ là cháu Tuyền hãy làm quen với chúng đã...

Rồi ông đưa tay về phía những đứa con:

- Lại đây chào cô giáo mới nè... Diễm và Kiều.

Nghe gọi, cả hai đứa đang chơi bèn thảng thốt, chẳng những chúng không lại mà còn ôm lấy nhau tỏ thái độ khiếp hãi như thể cha chúng là vị hung thần vậy. Tuyền quan sát rồi hỏi bà Thành Danh:

- Các em biết nghe ư?

Bà Thành Danh buồn bã đáp:

- Chúng chỉ bị câm thôi chứ không điếc. Khi dạy học, cháu cứ việc giảng giải bằng miệng mà không cần phải ra hiệu bằng tay.

Tự dưng Tuyền muốn thử sức mình ngay lúc này:

- Cháu sẽ tự mình làm quen với các em.

Ông Thành Danh tế nhị kéo tay vợ:

- Chúng ta ra thăm công nhân ngoài đồi trà một chút. Hãy để cho cô và trò tự do thoải mái với nhau đi.

Không cãi lời chồng, bà Thành Danh lẳng lặng đi theo ông sau khi để lại cho Tuyền ánh mắt như gửi gắm. Chờ chủ nhà đi khuất, Tuyền mới bắt đầu công việc cần thiết nhất của mình. Cô tiến lại gần hai đứa nhỏ với nụ cười hiền hậu:

- Nào... Diễm và Kiều... chúng ta làm quen nhau đi.

Song, trái với sự thân thiện của cô, hai đứa nhỏ càng ghì chặt lấy nhau lộ nét kinh hoàng hơn. Chúng ré lên thứ âm thanh mà Tuyền hoàn toàn không thể hiểu. Cô từ tốn nói:

- Chị đâu làm gì các em. Chị đến đây là để dạy các em học chữ mà...

Nhưng một đứa đã lắc đầu, chúng làm những động tác mà Tuyền cho rằng đó là sự phản đối. Cô cảm thấy hơi tự ái:

- Các em chê chị không đủ tư cách để dạy học phải không?

Chúng lại lắc đầu, song lần này ánh mắt của chúng chăm chú vào cô hơn.

- Sao? Hay các em muốn làm người dốt, suốt đời không biết chữ?

Lại những cái lắc đầu làm Tuyền bối rối không thể dự đoán được ý muốn của hai cô học trò khuyết tật này. Tuyền lại hỏi:

- Các em thấy chị có thể làm cô giáo được không?

Dường nha hai đứa nhỏ đang quan sát cô, nên chúng ở trong trạng thái im lặng, chỉ hoạt động bằng ánh mắt. Sau một hồi chờ đợi, Tuyền nhận được tín hiệu đáng mừng từ phía hai đứa học trò. Chúng gật gật đầu làm Tuyền không ngăn được mình và nhào người tới.

- Các em đồng ý để chị dạy học chứ?

Nhưng lạ thay, chúng lại thụt lùi rồi lưỡng lự trước câu hỏi của Tuyền khiến cô tiu nghỉu phải buông ra lời than thở:

- Nếu các em không chịu học thì kể như chị mất cơ hội ở đây rồi.

Diễm và Kiều đưa mắt nhìn nhau như hội ý điều gì. Một lúc sau, một trong hai đứa bỗng chậm rãi bước tới cầm tay Tuyền ra dáng trân trọng. Đang thất vọng, Tuyền không màng đến thái độ làm thân này nên bặm môi:

- Các em khỏi cần thương hại tôi. Nếu không làm được cô giáo thì tôi sẽ xin đi làm công nhân vườn trà vậy.

Tuyền vừa dứt lời thì một đứa nữa từ xa bỗng chạy lại bên cô, cả hai giữ chặt tay Tuyền đầu gật lia khiến cô phải hoang mang trố mắt.

- Vậy các em có chịu nhận tôi làm cô giáo dạy học không?

Những cái gật kèm theo âm thanh ú ớ của người câm làm ruột gan Tuyền rúng động lên vì mừng. Cô lắp bắp:

- Thế... có nghĩa là... các em chịu... học...

Hai chiếc miệng cùng nhoẻn cười một lúc, chứng tỏ sự thân thiện như thể giữa họ đã có tình thân. Ngay lúc đó thì ông bà Thành Danh từ bên ngoài bước vô, trông thấy cảnh ấy họ mừng vui rối rít:

- Ồ, cháu Tuyền quả là tài tình! Mới chỉ trong khoảng thời gian ngắn có một giờ đồng hồ đã thuyết phục được hai con "ngựa chứng" này rồi phải không?

Bà Thành Danh chữa lời chồng:

- Sao mình lại gọi các con là "ngựa chứng"? Chẳng qua vì mặc cảm tật nguyền nên chúng mới khác thường một chút thôi.

Ông Thành Danh đưa mắt về phía hai đứa con, giọng cứng nhắc không tình cảm:

- Chỉ khác thường thôi ư? Chẳng lẽ mình còn chưa điên đầu lên vì chúng?

Thấy không khí giữa vợ chồng ông Thành Danh hơi nặng nề, Tuyền bèn chủ động xin cáo lui:

- Thưa hai bác... cháu về ạ.

Nhưng bà Thành Danh đã giữ chân cô ở lại:

- Cháu đừng về vội mà hãy gần gũi với mấy đứa nhỏ thêm chút nữa. Dường như chúng đang bắt đầu mến cháu rồi.

Lời bà Thành Danh quả không sai vì lúc này hai cô bé Diễm và Kiều đã xoắn xuýt bên Tuyền như không muốn rời xa. Chúng làm những động tác bằng tay và đầu mà Tuyền phải nhờ đến sự thông ngôn của bà Thành Danh mới hiểu.

- Hai đứa con bác muốn mời cháu lên phòng của chúng...

Nhận được cái nháy mắt của chủ nhà, Tuyền đành phải gật đầu:

- Vâng... cháu xin phép...

Bà Thành Danh phẩy tay:

- Thôi, đừng quá lễ nghĩa như vậy. Là người nhà cả mà.

° ° °

Vừa mới đi chợ về, vú Dần đã vứt chiếc giỏ thức ăn nặng trịch xuống rồi tất tả chạy đi tìm chị em Tuyền. Trông thấy cô đang nhổ cỏ cho mấy khóm hoa trước sân nhà, vú ào tới kể rối rít:

- Hai cô ơi... có chuyện với chúng ta rồi...

Tuyền ngạc nhiên ngẩng lên:

- Vấn đề gì làm vú hồi hộp quá vậy?

Vú Dần thở hào hển:

- Tôi không biết... có nên... nói lại hay không nữa? Chuyện này... chuyện này... cũng chẳng hay ho gì...

Nhưng nhỏ Tú không chịu nổi kiểu lấp lửng ấy của vú nên hối thúc:

- Không hay ho gì thì vú cũng phải nói lại cho tụi con biết chứ. Mọi vấn đề bây giờ đều cần sự giải quyết của cả ba người.

Vú Dần đưa mắt nhìn sang Tuyền dò ý, song cô đã làm hiệu bảo không nên giấu điều gì. Thế là vú đành miễn cưỡng nói:

- Lúc nãy ngoài chợ tôi nghe mọi người đồn với nhau rằng ngôi biệt thự chúng ta đang tá túc có... m...a...

Vừa nghe thấy thế, chị em Tuyền ai cũng nổi da gà. Tuyền cố trấn tĩnh nhưng sắc mặt thì không thể giấu được ai.

- Vú nghe bậy không hà. Mấy ngày vừa qua chúng ta ở đây có thấy động tĩnh gì đâu.

Nhỏ Tú bỗng vọt miệng:

- Chị còn giấu làm chi. Chẳng phải hôm mới đến hiện tượng lạ xảy ra cho chúng ta nghe là gì à?

Tới đây thì kẻ rùng mình là vú Dần, vú nhích sát lại gần Tuyền đầu ngoái nhìn lung tung:

- Úi... có chuyện đó xảy ra sao hai cô không nói với tôi?

Tuyền bật cười:

- Nói với vú thì giải quyết được gì nào. Liệu vú có dám soi đèn để thử coi mặt con ma không?

Vú Dần run giọng nói:

- Ồ không. Tôi sẽ dọn giường qua phòng của hai cô ngủ cho ấm áp.

Tuyền không chịu, lắc đầu:

- Thôi... chật lắm. Vú già rồi còn sợ hãi chi ba cái chuyện nhảm nhí ấy! Ma cỏ ở đâu ra vào cái thời buổi này.

Dù đã nghe cô chủ trấn an, vú Dần cũng nghe gai ốc trong người mình nổi dậy.

Tuyền bỗng khơi mào lại:

- Vú nghe người ta đồn thế nào về ngôi nhà mà ta đang ở này?

Vú Dần nhăn vầng trán như cố nhớ lại đầy đủ câu chuyện ngoài chợ:

- Người ta nói ngôi biệt thự này bị bỏ hoang vì có ma quấy nhiễu. Đã từ lâu không ai dám dọn đến đây ở dù là những công nhân hái trà...

Nghe thấy vậy, nhỏ Tú lanh chanh nói:

- Nguy hiểm thế mà ông bà Thành Danh lại cho chúng ta đến ở nhờ. Thật ra họ cũng chẳng tốt lành gì.

Dù trong lòng rất hoang mang, Tuyền cũng không để em phủ nhận lòng tốt của người khác. Cô mắng Tú:

- Mi nói năng không suy nghĩ, bác Thành Danh nghe được sẽ buồn.

- Ấy là em nghĩ thế thôi. Ở đây vẫn hơn lang thang ở vỉa hè gấp nhiều lần.

Tuyền co tay cốc nhẹ lên đầu Tú:

- Mi nhận định được như thế thì đừng có lải nhải nữa.

- Nhưng ở chung với ma liệu có được yên thân không? - Tú rụt cổ đỡ đòn.

Tuyền hất cằm:

- Nó làm gì được chúng ta?

- Mỗi đêm mở cửa vài ba lần bộ không làm chị bị đau tim hả? Còn nữa... những bước chân cộp... cộp...

Chỉ nghe nhỏ Tú diễn tả, vú Dần đã sợ muốn ngất đi rồi. Vú ngăn cô chủ nhỏ:

- Cô Tú làm ơn đừng có nói thêm nữa.

Song Tú đang được đà, không chịu dừng:

- Không nói sao được vú. Nhà mình có ba người, nhưng cộng tất cả lá gan lại thì chỉ có một cái.

Thấy vú Dần và em gái càng lúc càng làm cho tinh thần mọi người xuống cấp, Tuyền bèn nạt:

- Bây giờ ai cũng sợ hết thì đi nơi nào mà ở. Đúng là được voi đòi tiên mà.

Dù câu nói của Tuyền khá nặng nhưng không ai dám cãi, bởi lẽ hiện tại mọi gánh nặng sinh kế giờ chỉ trông vào mỗi mình cô. Với đồng lương dạy học mà ông bà Thành Danh hứa trả mỗi tháng tạm đủ nuôi sống ba người trong điều kiện hết sức tiện tặn. Tuy đã làm thân được với hai con bé bị câm kia, nhưng việc dạy chúng học cũng không phải là chuyện dễ. Ngày đầu tiên đảm nhận vai trò cô giáo Tuyền đã hết sức lúng túng, bởi lẽ học trò của cô là trẻ khuyết tật chỉ nghe mà không thể nói được. May thay, chúng cũng rất ngoan... nếu không, chắc Tuyền đến phải đầu hàng thôi. Có điều lạ là chị em cô bé Diễm và Kiều này lại rất sợ cha mình. Mỗi lần ông Thành Danh đến gần là chúng cứ co rúm lại với nhau vẻ mặt đầy khiếp hãi.

- Chị Hai à, nắng quá rồi chúng ta vào nhà đi chị.

Tiếng nhỏ Tú phá tan sự im lặng nãy giờ giữa ba người khiến cho Tuyền giật mình nhận ra tất cả đang phơi nắng. Cô vội vã chạy vào trong nhà nhưng lại bị vấp ngã ngay bậc thềm.

- Ôi... đau quá...!

Nhỏ Tú từ phía sau dấn tới đã không đỡ còn cười:

- Chưa gì chị Hai đã rủn chân trước tiên rồi đó.

Tuyền quắc mắt nhìn lại nó:

- Ta vấp ngã chứ không phải sợ ma đâu.

Nói xong, Tuyền cảm giác bóng mát của ngôi biệt thự lạnh hơn ở ngoài trời. Không biết có phải tự bản thân ngôi nhà mát hay nó lạnh vì đang ẩn chứa một oan hồn lẩn khuất bên trong?