Vừa bước vào nhà, Tân đã phải khựng lại bởi tất cả cửa nẻo trong nhà đều mở tung. Điều này khiến Tân ngạc nhiên, bởi khi di dích thân anh đã khép chúng lại, cẩn thận cài chốt bên trong. Tân còn dặn ông già Tư rằng cho đến lúc anh về thì tuyệt đối không được thay đổi bất cứ gì, kể cả việc mở cửa các phòng.
Sau vài phút đi kiểm tra một lượt, Tân chỉ còn biết bực mình tự tay đóng lại từng cánh cửa. Và trong lúc làm việc dó, Tân mới phát hiện là trong mỗi phòng đều có một cái bóng phụ nữ in trên tường. Không phải vẽ bằng màu, cũng không phải khắc bằng vật cứng. cái bóng ấy chẳng khác nào đã được in vào tường như ánh trăng soi!
Đúng hơn, như cách người ta đánh dấu xác nhận chủ quyền ngôi nhà bằng hình ảnh không thể thay thế!
Đã quá mệt sau hai ngày đi về, Tân chỉ muốn được ngủ một giấc, nên sau khi đóng xong các cửa, anh đi ngay vào phòng riêng. Một phần nữa, Tân muốn nghỉ ngơi để ngày mai đón vợ lên ở. Mai Linh đã đồng ý cùng trở lại chung sống sau những ngày xa nhau.
Vừa bật đèn trong phòng, Tân phải lùi lại, kêu lên:
- Bà là ai?
Giữa phòng, một người đàn bà tuổi trên dưới sáu mươi, có gương mặt khá quen, đang đứng im như pho tượng. Bà ta không trả lời câu hỏi của Tân, nhưng ánh mắt của bà đang hướng về chiếc tủ áo ở sát tường như đang muốn nói điều gì đó! Tân hiểu ý, anh vội hỏi:
- Có gì trong đó?
Anh quên cả dè dặt về sự có mặt đột ngột của vị khách lạ, anh bước tới bên cánh cửa tủ, nhanh tay kéo nó ra.
- Ai?
Bên trong tủ có một người nữa, giống như cái hình nhân dùng để trưng bày quần áo! Nhưng con người này biết cử động, biết bước ra sau khi cửa tủ mở!
Tuy hai người, một đứng ngoài và một từ trong tủ bước ra, có tuổi đời khác nhau, nhưng gương mặt của họ và vóc dáng họ có sự giống nhau đến lạ kỳ! Bất chợt, Tân kêu lên:
- Bức ảnh hai chị em song sinh!
Tức bức ảnh chụp bà mẹ của Mai Linh và người phụ nữ mà Sáu Hạnh nói là em ruột của bà!
Trong lúc Tân còn đang sững sờ thì thật bất ngờ, người từ trong tủ bước ra đã tới sát bên người phụ nữ kia bà ôm chầm lấy, khóc nức nở! Bây giờ người phụ nữ già hơn mới lên tiếng:
- Cám ơn con rể của mẹ! Cám ơn Tân, đứa cháu duy nhất của người đàn ông bội bạc mà cả hai chúng tôi đều căm hận và yêu thương! Nhờ có cậu về kịp thời và mở cửa tủ, để đứa em gái tội nghiệp của tôi mới có thể hoàn hồn, hiện được nguyên hình để gặp lại chị nó. Nhờ có cậu mà tôi chuộc được cái tội giết em mình chặt ra làm hai khúc chỉ vì cơn ghen điên cuồng!
Những lời nói trước sau, Tân đều không hiểu hết ý nghĩa, anh chỉ mơ hồ biết rằng họ đúng là chị em ruột như lời Mai Linh kể, và người trẻ hơn kia chính là hồn ma có tên là Xuân Hoa!
Không để Tân đợi lâu, bà mẹ Mai Linh đã lên tiếng:
- Tôi là Liên Hoa, còn đây là Xuân Hoa, chắc cậu đã nghe biết rồi. Chúng tôi là chị em song sinh. Là một cặp Thúy Kiều Thúy Vân của một thời! Chúng tôi do số phận đẩy đưa đã yêu cùng một người đàn ông, con người phong lưu đa tình đó đã hớp hồn chị em chúng tôi, khiến cho chúng tôi trở thành tình địch của nhau! Lúc đầu, chúng tôi chưa biết mình cùng yêu chung người đàn ông tên Tính đó, đến khi phát hiện ra đã quá muộn. Rồi trong một đêm điên loạn, cơn ghen đã làm cho lý trí con người biến thành thú tính, và tôi đã đang tâm giết chết đứa em gái ruột của mình!
Bà kể tới đó thì gục đầu vào người đứa em khóc nức nở. Cả hai tiếng khóc hòa vào nhau tạo thành một âm thanh thê thiết lạ lùng, đến đỗi Tân cũng phải mủi lòng.
Một lúc lâu sau khi cơn xúc động đã lắng xuống, bà lại tiếp tục:
- Bi kịch lớn nhất đời tôi lại xảy đến cho đứa em gái mà tôi yêu thương nhất đời! Khi đã lỡ tay giết nó rồi, cơn cuồng dại thú tính trong tôi chưa chịu nguôi, chính tay tôi đã gửi từng phần thân thể nó tới cho người đàn ông phong lưu tội lỗi kia! Đầu tiên là bộ xương sọ của Xuân Hoa, sau đó đến lọn tóc đẹp như tóc tiên của nó, và sau cùng tôi gửi nốt phần hài cốt còn lại của nó tới đây. Hai lần
gửi trước thì tôi làm trong khi tâm thần điên loạn, nhưng lần gửi sau cùng thì trong lúc đã tỉnh trí, tôi gửi tới để hy vọng giúp em gái mình có trọn vẹn hài cốt, để hy vọng được hoàn hồn như báo mộng của nó. Và chính cậu đã góp một phần vào kết quả này. Giờ đây, em tôi có thể hiện hình ra được, để chị em chúng tôi có thể gần nhau, để tôi chuộc lại lỗi lầm...
Cô em Xuân Hoa trước sau không nói tiếng nào, chỉ có khóc...
Cho đến lúc, bất thần cô ta thoát ra khỏi vòng tay của chị mình, và... chẳng còn thấy hình bóng nữa! Lúc này, bà Liên Hoa mới từ từ ngồi bệt xuống sàn. Tiếng khóc ngựng bặt, thân thể bà cũng không còn run rẩy như lúc nãy nữa...
Đợi một lúc lâu, vẫn không thấy động dậy, Tân bước tới gần hơn. Cất tiếng gọi:
- Mẹ!
Nhưng bà đã hoàn toàn bất động. Sắc mặt từ từ biến đổi, xanh tái, hết thần... Bà ta đã chết!
Vợ chồng Tân lặng lẽ rời ngôi biệt thự đó, mà không một lần gặp lại hai người đàn bà. Trước khi đi, Tân chỉ dặn lại ông già quản gia:
- Thỉnh thoảng, nếu chú không ngại thì có thể đến thăm ngôi nhà một lần. Ngoài ra, chú cứ để mặc cho những gì diễn ra trong đó. Cháu tin rằng hai người đàn bà từng là nạn nhân của chú Tính, sẽ thừa sức giữ cho ngôi nhà tồn tại. Cháu muốn giữ nó như một kỷ niệm...
Mai Linh ngậm ngùi ra đi, dẫu đã dứt khoát theo chồng trở về mái nhà hạnh phúc xưa, nhưng lòng cô vẫn luôn hướng về bà mẹ đã một đời đau khổ vì tình. Cô bảo với chồng:
- Dẫu sao thì đến phút cuối, dì Xuân Hoa cũng đã tha thứ cho mẹ. Mẹ em thanh thản ra đi như thế, là đã được dì Xuân Hoa chấp nhận cho về với mình rồi đó...
Về sau này, thỉnh thoảng có nghe người ta đồn đãi về ngôi nhà có ma ở ngoại ô Đà Lạt, nhưng chưa nghe ai nói các hồn ma ấy hại người bao giờ....
Cuối năm 1855, có một thiếu phụ tuổi mới gần 30 mà đã sớm vướng víu khổ lụy vì tình. Bà bị trắc trở đường tình duyên khi vừa mới lấy chồng được một năm, nên cô rời bỏ gia đình ở Chợ Lớn (đất Sài Gòn Gia Định) theo ghe đi về biên giới phía Tây và dừng chân ở tỉnh Lỵ Châu Đốc xa lạ.
Sở dĩ bà Lê Thị Thơ, tên người thiếu phụ bạc phận này chọn vùng biên giới Thất Sơn này dể dừng chân là do qua lời đồn bà có nghe về một ngôi chùa mới xâydựng của đức Phật thầy Tây An Đoàn Minh Huyền, là chùa Tây An. Vốn nghe danh phật thầy, nên bà Thơ chọn Tây An Tự để xin vào chùa làm công quả. Ngày đó còn nhiều người trú chân tại ngôi chùa này, mà trong số đó có một số người biết bà Thơ khi bà ở Chợ Lớn. Họ gọi tên bà là bà Thợ thay vì là bà Thơ, bởi họ biết khi còn là con gái bà vốn làm nghề thợ may. Cái tên Thợ là chết danh cho người con gái có cái tên đẹp như Thơ, cô Thơ, chuyên nghề Thợ.
Tu ở chùa Tây An chỉ được hơn một năm, nhưng nhận thấy nơi đây quá đông người, thành phần phức tạp, luôn bị chính quyền địa phương dòm ngó, vì nghi số đông đó có thể có những thành phần gây nguy hại cho nền tự an. Bởi thế, nhân khi Đức Phật thầy Tây An viên tịch (ngày l2-8-1856), bà Thợ (Lê Thị Thơ) đã có ý định rời Tây An Tự.
Một hôm, bà đi bộ vòng theo chân Núi Sam, qua sườn phía Tây, nhận thấy nơi này còn hoang sơ, nhưng phong cảnh đẹp và khí hậu ôn hòa, bà liền lần mò leo lên sườn núi.
Lên trên lưng chừng núi bà nhận ra nơi này cảnh quan thanh tịnh, rất thích hợp cho người có tâm trạng như bà. Tò mò hơn, bà lần bước theo đường đá cheo leo, cuối cùng phát hiện ra ở đó có một hang sâu mà hình như chưa có dấu chân người lui tới!
Nếu gặp người phụ nữ khác thì đã sợ, rút lui ngay, nhưng bà Thơ thì không. Bà nghĩ: tại sao mình không chọn nơi này để ở, vì chỗ Tây An Tự quá đông người?
Nghĩ là làm ngay. Bà Thợ dùng tay không bẻ cành lá, dọn đường ngay khu vực miệng hang, ngẫu nhiên có một nơi trú ngụ lý tưởng vô cùng.
Từ hôm đó, bà Thợ ở lại luôn, không trở về Tây An Tự, nhiều người trong chùa đồn rằng bà đi lang thang lên núi đã bị hùm beo ăn thịt rồi!
Một thân một mình, không thức ăn, nước uống, lại không có chăn màn để ngủ, vậy mà người phụ nữ gan dạ đó đã trụ lại được ở hang đá. Để có cái ăn, bà tự đi tìm đào củ khoai dại ăn đỡ đói, nước thì hứng sương đêm bằng lá cây chứa vào một hóc đá, uống dần. Thỉnh thoảng, bà mới mò xuống chân núi tìm mua một vài thứ cần thiết rồi lại trở lên hang ngay.
Mỗi ngày bà bới đất chung quanh hang, gieo trồng nhiều loại hạt, cả hạt lúa kiếm được từ dưới núi mang lên và tối thì hứng sương, khi có mưa hứng nước mưa, để dành tưới cây hoa màu. Chẳng mấy chốc quanh bà đã có hẳn một điền trang thu nhỏ, đủ nuôi sống bà quanh năm. Rồi trong bà nảy sinh một ý nghĩ lập một ngôi chùa tại đó.
Đầu tiên bà gom đá nhỏ, đá lớn, lắp ghép thành bậc thờ, rồi hình phật Tổ, Phật Bà tuy không sắc sảo, nhưng cũng tượng trưng được cho lòng mộ đạo, kính Phật của bà và từ đó hình thành một ngôi chùa trong hang mà bà tự đặt tên là Phước Điền Tự. Tên đó có nghĩa "ngôi chùa giữa ruộng nương mang lại phước lộc cho mọi người".
Bà Thợ đương nhiên thành người sáng lập và là trụ trì đầu tiên của Phước Điền Tự, hav còn gọi là Chùa Hang sau này.
Ăn chay, sống thanh tịnh, ngày ngày chỉ biết tụng kinh, gõ mõ và gieo trồng cho cái điền trang ngày càng xanh tốt, nên bà Thợ, với pháp danh Diệu Thiện từ lúc tu ở Tây An Tự, không hề để ý gì những chuyện khác.
Nhất là bà không bao giờ phải lo sợ chuyện hùm beo, thú dữ mà thời đó còn đầy rẫy ở đỉnh Núi Sam. Bà nghĩ, thú dữ sẽ chẳng bao giờ sát hại người tu hành.
Cho đến một hôm...
Lúc đang ngủ, nửa đêm chợt có tiếng lạ phát ra từ phía bên trong hang sâu. Nơi đó từ gần một năm rồi khi đến đây tu hành bà Thợ chưa hề bước chân vào. Tiếng động càng lúc càng lớn và kèm theo là một mùi tanh hôi kỳ lạ bay ra.
Bà Thợ căng mắt nhìn vào hang tối thì giật mình, bởi từ trong đó có bốn đốm sáng như bốn ngọn đèn pha chiếu ra:
- Cọp beo cơ?
Bà Thợ nghĩ ngay tới những con cọp thường xuống núi quấy phá mà lâu nay cư dân hay đồn đãi, lo sợ. Bà chẳng biết phải làm gì, ngoài việc ngồi xếp bằng giữa miệng hang, chấp tay hướng về bậc thờ Phật, mắt nhắm nghiền và lâm râm niệm kinh.
Phút giây này bà không hề sợ chết mà như chờ đợi nó đến. Lòng bà thanh thản lạ thường...
Mùi tanh hôi càng lúc càng tăng và tiếng phì phò càng lớn hơn, cộng với tiếng di chuyển của vật gì đó khá lớn. Nó đang hướng thẳng về phía bà Thợ đang niệm kinh, rồi dừng lại.
Vẫn không mở mắt ra, bà Thợ niệm thành tiếng vừa đủ cho ai có mặt trong hang nghe được:
- Nếu ai muốn tới để chấm dứt số phận của kẻ này thì xin hãy ra tay ngay, để xác thân này lấy hang này làm đất chôn. Còn nếu không muốn giết thì xin để kẻ tiện nữ này được yên hầu tiếp tục nhang khói cúng Phật.
Lời bà hình như có tác dụng. Bởi sau đó đến gần nửa giờ mà vẫn không thấy động tĩnh gì thêm. Mùi tanh cũng bớt đi...
Bà Thợ từ từ mở mắt. Và bà không tin vào mắt mình nữa! Ngay trước bà, cách chỉ năm bảy bước chân, có hai con rắn nằm khoanh tròn lớn như hai bồ lúa.
- Mô phật! Mô phật!
Bà Thợ niệm liền mấy tiếng và thấy hai cái đầu lớn như hai trái dừa khô cứ lắc lư, lắc lư...
Hễ bà ngưng niệm Phật thì hai con rắn tỏ ra không bằng lòng, chúng lại phát ra tiếng phì phò liên tục. Bà Thợ chợt hiểu, hai con rắn bị tiếng niệm kinh thu phục.
Do vậy, bà lại cất tiếng niệm Phật với tất cả sự thành kính. Giọng bà vang vang, đều đều và rõ ràng hai con rắn nằm im.
Không biết là bao lâu. Bởi bà Thợ hầu như không còn nhớ thời gian. Bà bị hút vào kinh kệ và đến một lúc như không còn nhớ là bên cạnh đang có hai con ác thú.
Đến gần sáng...
Lúc bà Thợ bừng mắt ra thì không còn thấy hai con vật đâu.
Mãi khi mặt trời lên cao thì bà Thợ mới đi ra ngoài "Điền trang" của bà đang chờ bà tưới nước. Đang lúc làm thì chợt có ba người đàn ông từ đâu đi tới. Có một đạo sĩ trong số đó, còn hai người thì có vẻ bặm trợn, tay cầm cung nỏ ra dáng như đang đi săn thú.
Vị đạo sĩ lên tiếng chào:
- Xin chào tín hữu.
Ngẩng lên chào khách, bà Thợ hơi hoài nghi nên hỏi:
- Quý ngài đến đây chẳng hay có gì cần tìm?
Vị đạo sĩ chỉ những bụi cây bị nằm rạp xuống đất rồi nói:
- Tụi tôi đi tìm dấu vết hai con rắn gọi là thanh xà, bạch xà. Theo dõi từ trên đỉnh núi thấy dấu chúng, nhưng rồi tới bờ bên kia thì mất bóng. Đêm qua chúng tôi suýt nữa đã bắn trúng một trong hai con, chúng chạy vào hang trên vồ đá trên kia rồi không còn thấy nữa. Vừa rồi khi đi tới đây bất chợt chúng tôi thấy dấu cây cỏ bị rạp xuống, chứng tỏ đêm rồi đôi rắn đã tơi đây. Vậy phiền tín hữu cho chúng tôi trú tạm ở hang này, để theo dõi tiếp và quyết bắt cho được hai con yêu tinh đó.
Nghe tới đó bà Thợ sa sầm ngay nét mặt:
- Các ông đi chỗ khác mà săn bắt, nơi đây là chốn tu hành chứ không phải là chốn sát sanh!
Hai tay bặm trợn gầm gừ:
- Hai con rắn tinh đó mà tới đây thì bà sẽ là người chết trước cho coi.
Họ nói xong hậm hực bỏ đi. Nhớ lại cảnh hai con rắn nằm nghe kinh tối qua, bà Thợ chép miệng:
- Người ta cứ gọi hùm beo, rắn rết là ác thú, mà thật ra những con người như họ mới là ác nhân.
Khi bà làm xong công việc, trở vào hang thì ngạc nhiên vô cùng khi thấy ở giữa bậc thờ Phật có nguyên một quày chuối chín cây nằm đó. Ai đã đem vào đây?
Bà Thợ tự hỏi, rồi chợt hiểu, chính là của hai con thanh xà, bạch xà. Bằng chứng là những vật chung quanh bậc thờ đều ngã đổ ngổn ngang.
Bà Thợ chấp tay niệm Phật liên hồi...
Ngày hôm sau, khi xuống chợ mua nhang đèn, bà Thợ nghe nhiều người đồn ầm lên về cái chết của ba người đàn ông trên vồ đá trên đỉnh Núi Sam. Qua mô tả của những người thấy tận mắt ba cái xác thì bà Thợ giật mình:
- Chính là họ sao?
Họ ở đây là lão đạo sĩ và hai gã thợ săn ngày hôm qua mà bà đã gặp.
Một người mô tả tỉ mỉ:
- Cả ba người chết đều mất cả tứ chi, giống như bị con gì đó cắn!
Người khác nghe vậy liền nói:
- Chắc là con cọp ba cẳng bên núi Cấm về và cắn chết họ!
Nhưng một người rành về các loài ác thú đã nêu nhận xét:
- Nếu con beo vồ thì chúng cắn cổ nạn nhân trước, sau đó xé xác từ bụng và ngực, chứ không khi nào cắn cụt chân tay cả!
Một đồn mười, mười đồn trăm. Chẳng mấy chốc mà cả vùng đều hay tin chuyện ấy. Có người biết bà Thợ tu trên hang hẻo lánh đã tỏ ý e ngại, nói với bà:
- Rắn tinh một khi đã giết người rồi thì say máu, bà coi chừng! Tốt hơn hết là bỏ hang đi, xuống dưới này người ta cất cho cái am mà tu đỡ.
Nhưng bà Thợ tự tin nói:
- Người ta sống chết có số. Vả lại, thú dữ cũng đâu phải bạ đâu giết người đó. Nếu thế thì còn gì là cư dân vùng này. Tôi nghĩ hùm beo, rắn rết gì cũng chỉ hung dữ, giết người là khi nào chúng nó bị tấn công, dồn vào chân tuờng.
Nghe có lý, nhưng mọi người cũng sợ sệc, lát sau kéo nhau đi hết. Bà Thợ ung dung trở lên hang sống đời thanh tịnh của mình.
Liên tiếp nhiều ngày sau đó hễ đêm đến thì cặp rắn dị thường kia lại tới. Bữa nào bà Thợ vì lý do yếu trong người đọc chỉ vài hồi kinh rồi đi nằm nghỉ, thì y như rằng lũ rắn kéo đến với thái độ khó chịu, bò chung quanh hang như muốn quậy phá, chứ không chịu yên. Những lúc như thế, nếu bà Thợ dậy và đọc vài đoạn kinh thì lạ thay, hai con rắn lại nằm im, mắt lim dim như đang lắng nghe.
Bà Thợ phát hiện ra điều đó và chợt hiểu, hai con thanh xà, bạch xà này đang thèm nghe kinh Phật. Chúng đã ghiền tiếng kinh, tiếng mỏ tụng niệm của bà Thợ kể từ khi bà vào hang tu hành.
Hiểu như vậy rồi, nhưng vài ngày sau đó bà Thợ vẫn cố thử lần nũa. Bà xuống chợ mua mấy con gà, vài con thỏ, đem nhốt trong lồng, rồi làm như vô tình, để vào trong hang, nơi thường khi hai con rắn lui tới. Những vật đó vốn là mồi ngon của lũ rắn. Tuy nhiên khi đêm đến, hai con rắn vào và chúng âm thầm tha nguyên cái lồng ra ngoài, phá lồng và thả những con vật đi hết.
Sáng ta bà Thợ nhìn lại cái lồng tan hoang, bà tưởng hai cơn rắn đã ăn thịt gà, thỏ. Tuy nhiên sau đó bà bắt gặp chúng đi nhởn nhơ trong vườn. Thì ra hai con rắn đã thả chúng ra, thay vì ăn thịt.
Cảm động lắm từ hôm đó bà Thợ đều đặn, đúng giờ đọc kinh vọng vào trong hang. Hai con rắn hiền từ như những thầy tu ngoan đạo, mỗi đêm đều ngoan ngoãn tới nghe kinh, hưởng mùi nhang khói.
Vào một đêm trăng rằm...
Có một phụ nữ tuổi trung niên, trên tay ẳm đứa con còn trong tháng, từ dưới núi đi lên tới gần chùa hang thì dừng lại rất lâu. Hình như chị ta lưỡng lự việc phải đặt đứa trẻ ở đó, hay vẫn bế theo khi chị quyết định một việc trọng đại?
Đôi ba lần đặt xuống rồi ẳm lên. Cuối cùng chị ta ôm cứng đứa con vào lòng, mắt nhắm nghiền lại và...gieo mình từ chỗ đá cao xuống, phía dưới là vực sâu thăm thẳm.
Chết là cái chắc.
Nhưng như có một phép màu! Như có một cánh tay ai đó vươn ra từ vách đá, tóm chặt lấy hai mẹ con, giật nhẹ nhàng lên trên vồ đá.
Khi chị này mở mắt ra thì không khỏi kinh hoàng khi thấy ngay trước mắt mình là một con rắn to như cái cột nhà.
- Á... a...!
Tiếng kêu của chị ta chưa dứt thì đã ngất đi lần nữa! 89
Khi choàng tỉnh dậy thì chị nọ thấy mình nằm trong hang, chung quanh là nhang khói thơm lừng.
- Tỉnh rồi hả? Mau cho con nó bú đi, thằng nhỏ đói rồi đó!
Người vừa lên tiếng chính là bà Thợ. Trên tay bà đang ẳm đứa trẻ đang khóc. Chị nọ hốt hoảng:
- Tôi... tôi chưa chết sao?
Giọng bà Thợ hiền từ:
- Chết thì dễ, sống mới khó. Cháu là người mẹ quá ích kỷ, chỉ muốn giải thoát cho mình mà không nghĩ tới sinh linh bé bỏng này. Cháu mới ra đời, đâu có tội tình gì đâu, sao lại bắt nó chết theo!
Rồi bà hỏi nguồn cơn. Người phụ nữ kể hết... chị ta lấy phải anh chồng bê tha rượu chè, bài bạc, nữ sắc, đến đổi bán hết đồ đạc trong nhà và sau cùng là cầm cố cả ngôi nhà duy nhất của cha ông để lại. Nói mãi chồng không nghc, nên chị ta buồn lòng bỏ đi lang thang và tới vồ đá định quyên sinh, thì chẳng biết ai ra tay cứu.
Bà Thợ bảo:
- Chính con thanh xà đã cứu kịp nếu không cháu và đứa bé này đã tan xác rồi.
Chị này hốt hoảng:
- Con rắn tinh đó sao lại cứu cháu?
Bà Thợ kể rõ hơn, rồi kết luận:
- Đến loài rắn độc ấy mà còn không cho cháu chết vậy tại sao cháu lại muốn chết?
Nghe xong, chị Nguyễn Thị Tâm, tức người phụ nữ định quyên sinh đã ôm bà Thợ mà khóc òa.
- Con biết lỗi rồi. con không muốn chết nữa!
Từ hôm đó, bà Thợ nuôi mẹ con chị Tâm trong hang. Chính chị này đã góp một tay để bà Thợ mở rộng điền trang chung quanh hang.
Ngày tháng thắm thoát trôi qua...
Cái hang vắng dần trở thành một ngôi chùa hang. Bởi tiếng lành đồn xa, khách thập phương ngày càng tới viếng chùa nhiều hơn. Đặc biệt có những người kéo tới hang chỉ vì muốn tận mắt nhìn cặp rắn tinh biết sám hối!
Tuy nhiên đâu phải ai cũng có may mắn được thấy hai con rắn nằm nghe kinh. Bởi chúng chỉ bò ra khỏi hang sâu vào những đêm thanh vắng.
Bởi vậy mới có chuyện xảy ra...
Năm Thì là một phú hộ trong vùng. Ông ta có điền sản vài ngàn mẫu, cả chục chiếc ghe chài chuyên chở lúa gạo và gần chục nhà máy xay lúa ở khắp nơi. No cơm rửng mở. Bởi vậy chuyện ông ta sinh thói tiểu sắc là chuyện thường. Nhưng lần ấy thì khác...
Đã chạng vạng tối mà người ta còn thấy Năm Thì xuống xuồng như chuẩn bị một chuyến đi xa, ông ta cột kín mui ghe như muốn che đậy vật gì đó bên trong, không một thuộc hạ, gia nhân nào đi theo. Ra đến sông Cái, bị gió thổi mạnh, đôi lần Năm Thì để cho chiếc ghe nhỏ chồng chềnh muốn chìm.
Và cuối cùng ghe chìm thật! Năm Thì muốn kêu cứu, nhưng do ở giữa dòng sông, đêm lại khuya, không có bóng người, nên dẫu có kêu thì chắc không một ai cứu kịp. Chiếc ghe bị vô nước chìm dần...
Không quan tâm tới vật chứa trong ghe, Năm Thì nhìn trước nhìn sau rồi bất thần lao thẳng xuống dòng sông đang chảy xiết!
Nếu có ai nhìn thấy chắc sẽ lo cho tính mạng của ông ta. Chỉ có Năm Thì là bình thản lướt nhẹ theo dòng nước và chỉ năm bảy xảy tay là ông ta bám được vào một chiếc thùng dầu trôi lờ đờ trên sông. Hình như chiếc thùng này đã được bố trí trước, được cột sẵn vào man thuyền và khi nhảy xuống nước Năm Thì chỉ việc đưa tay đỡ lấy và tha hồ bơi một cách an toàn.
Trong khi ông ta ra sức bơi vào bờ và thoát, thì ghe của lão đang chìm dần xuống lòng sông sâu. Có nhiều tiếng đập, đạp nhỏ cố tung ra để thoát của một ai đó bị nhốt trong ghe đang chìm.
Năm Thì lên bờ và đi nhanh về nhà. Bà vợ của lão ta đón chồng trong tâm trạng vui mừng:
- Xong hết hả mình?
Năm Thì cười hớn hở:
- Kế độc của Năm Thì này mà.
Bà vợ hỏi lại cho chắc ăn:
Mình nhốt nó trong khoang ghe mà bên ngoài có cột, khóa chặt lại không. Kẻo nó thoát ra được thì mệt lắm đó.
Năm Thì nheo mắt đắc ý:
- Chẳng những cột chặt bên ngoài, mà tôt còn trói chặt tay, chân nó lại nữa. Khi ghe chìm nó chìm theo vùng vẫy cho lắm thì vài phút sau cũng phải chết thôi.
Vợ chồng hắn hoan hở bởi đã thực hiện thành công một mưu đồ tội ác. Đêm đó cả hai tắm rửa sạch sẽ, chuẩn bị một cuộc hoan lạc để tự mừng thành công.
Tuy nhiên khi cả hai vừa ôm nhau trên giường thì bỗng người lại nhấc tung lên rồi lại bị lôi đi như cơn lốc cuốn.
Họ ngất đi. Cho đến lúc tỉnh lại thì hoảng hồn khi thấy trước mặt mình là hai con rắn lớn dị thường cất cao đầu nhe hai răng độc ra như sắp ăn tươi nuốt sống họ.
- Rắn!
Người lên tiếng la là bà Thợ:
- Hai ngài xà tinh đây đã bắt các người về. Đã biết tội chưa?
Vợ Năm Thì mồm loa mép giải, lên tiếng:
- Tụi tôi đang ngủ ở nhà chứ có làm gì đâu, sao lại bắt tụi tôi?
Bà Thợ đưa tay chỉ vào một cô gái đang ngồi co ro phía sau đôi rắn:
- Vậy người này là ai?
Vừa nhìn lên thì vợ chồng Năm Thì đã kêu thét kinh hãi:
- Con Hai Tuyết?
Bà Thợ nghiêm khắc:
- Tội ác của các ngươi là sau khi gạt để cô gái này mang bầu rồi tìm cách thủ tiêu để phủ trách nhiệm. Giết một mạng người quá dễ như vậy nên trong đầu hai ngươi còn định hại bao nhiêu người nữa?
Năm Thì lẩm bẩm:
- Tui đã cột chặt cửa mui ghe rồi mà. Nó lại bị trói nữa!
Bà Thợ chỉ sang cặp rắn:
- Chính hai ngài đã ra tay cứu cô gái này đó! Đúng ra hai ngài đã nuốt chửng các ngươi rồi để trị tội, nhưng ta đã xin, nên mạng các ngươi mới còn đây.
Hai con thanh xà, bạch xà vươn cao dầu lên, lưỡi lè ra cả tấc khiến cho vợ chồng Năm Thị sợ tè trong quần.
May là bà Thợ đã lên tiếng:
- Thôi, như thế đã đủ rồi. Tha cho hai ngươi, nhưng buộc hai ngươi nuôi dưỡng người con gái này cho tới ngày cô ấy sinh mẹ tròn con vuông. Nếu hai ngươi sanh tâm phản trắc thì hai ngài đây sẽ có mặt tức thời, lúc đó thì chỉ có trời cứu!
Vợ chồng Năm Thì lạy như tế sao và long trọng hứa đủ điều...
Về sau này chính bà Thợ đã ra công tu bổ và dựng lên một ngôi cùa khang trang bên cạnh hang, gọi là Phước Điền Tự, nhưng người ta vẫn thích gọi đó là chùa Hang. Bà Thợ viên tịch năm được hơn tám mươi tuổi.
Tương truyền từ khi bà mất thì đôi rắn thần cũng bỏ đi luôn...