watch sexy videos at nza-vids!
Trường Sa, Hoàng Sa Là Của Việt Nam
TRƯỜNG SA, HOÀNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM
TRƯỜNG SA, HOÀNG SA BELONG TO VIỆT NAM
4teen.pro
Haiduongmobile.wap.sh
Thế giới giải trí cho teen Việt
Clip em xinh nóng bỏng, Clip ca sĩ lộ hàng, girl xinh nóng bỏng độ nét cao
truyen ma kinh di

Đồi thiên thu

Phần 2

Mỹ Uyên tức tốc trở về Sài Gòn để gặp mẹ mình. Những nghi vấn trong lòng cô đã khiến Mỹ Uyên phải làm như vậy, mặc dù biết rằng lúc này mẹ mình đang bệnh nặng nằm liệt một chỗ.

Cũng may, khi Uyên trở về thì bà Mỹ Nhung tỉnh táo hơn bình thường. Bà nhìn con và nở nụ cười héo hắt, thều thào hỏi:

- Con... đi đâu về...

Uyên đã có chủ tâm, nên cô không giấu:

- Con lên trên nhà nghỉ của mình trên Đơn Dương.

Đang yếu đến độ không tự ngồi dậy được, vậy mà khi nghe Uyên nói bà đã rướn người lên và líu lưỡi hỏi:

- Con... lên... lên đó... làm... làm gì...?

Uyên đỡ mẹ dậy, cho bà nằm dựa vào gối, rồi lại tiếp:

- Con bây giờ quản lý cơ ngơi đó thì phải lên xuống trông chừng chứ. Con còn tính cho xây dựng lại cái nhà mát trên đồi nữa. Ở đó mà có nhà mát ngồi chơi hay tiệc tùng thì nhất trên đời, không đâu bằng! Con không hiểu ngày xưa tại sao lại phá nhà cũ đi?

- Con... con không... không được...

Bà chỉ nói được bấy nhiêu đó rồi thì lịm đi. Uyên hốt hoảng gọi to:

- Mẹ! Mẹ sao vậy?

Cô không ngờ lời nói khích của mình lại gây hậu quả như thế, nên quýnh lên, lo thoa dầu để cứu mẹ mình. Phải lâu lắm sau đó bà mới tỉnh lại. Nhưng vừa nhìn thấy Uyên thì bà lại hốt hoảng:

- Đừng... đừng con...

- Mẹ bảo con đừng cái gì? Con có làm gì đâu?

Bà cố hết sức nấm lấy tay Uyên như muốn lay mà lay không nổi, miệng bà mấp máy liên hồi nhưng phát không thành tiếng... Uyên phải chủ động hỏi:

- Có phải mẹ bảo con đừng xây cái nhà mát trên đồi hay không?

- Ừ... ừ...

Hiểu ý mẹ mình, nhưng Uyên giả vờ như không biết, lại hỏi:

- Cái nhà mát đó đâu có cản trở gì ai mà tại sao nó bị phá? Ít ra mẹ cũng nói cho con biết chứ... Nếu không thì con cứ xây lại, bởi con chuẩn bị chuyển về trên đó ở luôn. Con đưa mẹ lên cùng ở, có chị Tư Sương sẽ chăm sóc cho mẹ.

Bà Mỹ Nhung cố hết sức lực còn lại, cố đưa cả hai tay lên, ý phản đối:

- Không... đừng...

Nhưng rõ ràng bà không còn đủ sức để nói gì thêm. Hai tay bà rớt xuống và mắt trợn trừng.

- Mẹ!

Bà Mỹ Nhung đã rơi vào cơn mê sâu...

° ° °

Cuối cùng thì Mỹ Uyên đã chẳng hỏi thêm được ở mẹ mình một chi tiết nào câu chuyện quanh những bí ẩn của ngọn đồi kỳ lạ trong phần đất nhà. Sau một buổi hôn mê, bà Mỹ Nhung đã trở lại trạng thái nửa mê nửa tỉnh như trước. Bác sĩ điều trị căn dặn kỹ:

- Tránh đừng để cho bệnh nhân bị xúc động mạnh. Những ai từng gây cho bà sự kích động thì không nên đối diện với bà, nhất là trong lúc này.

Do vậy, đêm hôm ấy tuy ở lại nhà nhưng Mỹ Uyên không túc trực bên giường bệnh của mẹ, mà ngủ ở phòng riêng. Tối đó, sự tò mò đã thôi thúc Uyên mò sang phòng mà ngày trước ba cô làm việc và thường ngủ lại ở đó. Phòng này không phải là phòng ngủ, nhưng do ba cô hay thức khuya làm việc, đôi khi quá mệt, ông hay ngủ lại nên trong phòng có để sẵn một giường nệm nhỏ. Tủ hồ sơ, bàn làm việc thì đầy. Kể từ khi ba chết, chưa bao giờ Uyên bước vào đây, một phần là vì cô tôn trọng nguyên tắc của ba cô, không nên táy máy đồ đạc của người khác, và một phần là do khi còn khỏe mạnh, mẹ Uyên cũng nghiêm cấm con cái không đứa nào được tự tiện bước vào phòng của cha. Kể cả bà, đã nhiều lần bà tuyên bố. Mẹ không đụng tới bất cứ cái gì của riêng ông ấy!

Lời tuyên bố đó đã cho Uyên hiểu một chút rằng: giữa ba và mẹ mình có điều gì đó lấn cấn, mà chẳng qua ông bà khéo léo không để cho con cái biết.

Kể từ ngày ba mất, Uyên là người duy nhất sau mẹ được quyền sở hữu chùm chìa khóa của căn nhà, nên việc cô vào căn phòng làm việc của ba mình rất dễ dàng. Là một doanh nhân thành đạt, làm chủ nhiều đồn điền, nên phòng làm việc của ông rất nhiều những tủ đựng hồ sơ kinh doanh. Lúc ông sắp mất, tuy Uyên chưa đủ lớn nhưng sau này chính vị luật sư nhận quản lý tài sản đã nói riêng với cô rằng ông đã có căn dặn: Chỉ có Mỹ Uyên là người được xem và quản lý những gì ba cô để lại.

Lúc này, khi đứng trong phòng của cha rồi Uyên mới nhận ra sự thiếu sót của mình. Đúng ra cô đã phải vào phòng này từ mấy năm nay, để xem cha mình để lại những gì, rồi căn cứ theo đó mà quản lý tài sản, việc kinh doanh. Bấy lâu nay Uyên chỉ dựa vào kinh nghiệm học được ở trường và óc thông minh riêng để quán xuyến công việc... Bởi vậy khi kéo ngăn tủ bàn làm việc của cha ra Uyên đã nhận thấy ngay điều mình cần học là ở đây! Xấp hồ sơ trên cùng đã có ghi sẵn đòng chữ: Những điều mà Mỹ Uyên nên xem!

Thì ra cha đã dành sẵn cho cô ở đây!

Vừa giở tập hồ sơ ra xem Uyên đã giật mình! Ngay tờ giấy đầu tiên đã có bút tích của cha: Mỹ Uyên nên làm ngay giúp cha...

Cô lật tiếp bên dưới thì hơi hụt hẫng, bởi ngoài tờ giấy đó thì chẳng còn giấy tờ gì khác. Mà ở cùi hồ sơ còn có dấu của việc bị xé vội, một mảnh giấy còn sót lại.

- Ai đã hủy đi những hồ sơ này?

Bên dưới hồ sơ là các giấy tờ khác sấp xếp theo thứ tự, đó là những công nợ của các mối làm ăn của công ty, mà trong di chúc để lại ông Minh cha cô đã có ghi. Hầu hết là công nợ mà chủ nợ là cha cô, tức cô là người thừa kế duy nhất,

sẽ tiếp tục là chủ nợ của họ. Hầu hết là sắp đến hạn họ phải trả. Uyên buột miệng:

- Cũng may là mình xem kịp thời!

Và rõ ràng, người nào lấy cắp hồ sơ chỉ nhắm vào một loại giấy tờ nào đó. chứ không đụng đến giấy tờ có liên quan đến tiền bạc.

Ở một ngăn kéo khác, cũng phải dùng chìa khóa Uyên mới mở được, cô bắt gặp ngay một bức ảnh chân dung của một cô gái trẻ, đẹp, có nụ cười thật tươi, nhưng đôi mắt thì thật là buồn. Tấm ảnh không lộng khung, nên Uyên lật phía sau và đọc được dòng chữ: Kỷ niệm trên đồi Thiên Thu!

- Đồi thiên thu?

Nhìn kỹ thi bức ảnh này có bối cảnh phía sau là một khung cảnh nào đó quen quen... người chụp đã cắt từ một bức ảnh chụp ngoài trời, để phóng thành một ảnh chân dung...

- Phải rồi, trên ngọn đồi đó!

Uyên nhận ra và nhớ lại cảnh rrên đỉnh đồi nhìn sang phía bên kia, nơi mà cha cô từng cấm không cho đứng ngắm!

Thì ra bức ảnh này được chụp nơi ấy và phải chăng là do chính cha cô chụp? ở một ảnh thứ hai thì đã là câu trả lời: vẫn tấm ảnh đó nhưng còn nguyên, chụp chung với một người đàn ông. Mà người đó chính là... cha của Uyên!

- Thảo nào...

Uyên kết nối nhũng sự việc và lờ mờ nhận ra một chút ánh sáng trong bóng đêm dày đặc quanh cha mẹ mình...

- Người phụ nữ trẻ đẹp này phải chăng là đầu dây mối nhợ của sự lấn cấn giữa cha mẹ mình? Nhưng tại sao? Bao nhiêu câu hỏi lại dồn dập kéo về, khiến cho Uyên càng muốn khám phá thêm những điều của cha mà cô còn chưa biết. Sau hơn một tiếng đồng hồ lục lọi, Uyên đã có thêm bằng chứng để khẳng định rằng cha cô và người phụ nữ kia là một cặp đôi gắn bó cho đến ngày cha cô qua đời. Trong đó có một lá thư ngắn do cha cô viết chỉ cách ngày ông trút hơi thở cuối cùng khoảng một tuần lễ, gửi cho người phụ nữ tên Thiên Thu, báo cho cô ấy biết rằng ông đang hấp hối, sắp lìa xa, mong gặp được cô lần cuối ở tại ngôi nhà trên đỉnh đồi!

- Nhưng sao lá thư này còn ở đây?

Sau khi nhìn kỹ Uyên hiểu ra: Lá thư này cha cô đã gửi đi cho người con gái tên là Thiên Thu, nhưng bị trả lại và người phát thư có ghi: Người nhận đã chết, nhà không có ai nhận thay!

- Trời ơi!

Tự dưng Uyên kêu lên và sững sờ. Thì ra cha cô và cô người yêu này đã chết ở những thời điểm không xa nhau. Và tất cả lại có liên quan tới ngọn đồi mà ông gọi là đồi Thiên Thu! Mà phải chăng do người phụ nữ kia có tên là Thiên Thu nên cha cô đã đặt tên ngọn đồi là tên ấy?

Thêm một chút ánh sáng nữa lại vụt tắt ngay. Bởi sau đó, những gì liên quan tới cô gái đã không còn nữa trong đống hồ sơ khá nhiều trong phòng. Hình như có ai đó cố tình lấy đi, hay hủy hoại.

Uyên cố tìm thêm nhưng vẫn không có gì. Giở trở lại xấp hồ sơ có ghi: Những điều Mỹ Uyên nên xem... Uyên chợt hiểu, cô thốt lên:

- Đấy chính là những điều cha muốn nói về những ẩn tình giấu kín. Những trang nhật ký của ông! Ai đã làm chuyện này? Họ đã lấy đi điều mà cha mình muốn mình biết... mà người đó là ai, nếu không là...

Uyên chợt nghĩ ra, cô kêu lên khẽ:

- Mẹ!

Lúc ấy đã là nửa đêm. Chung quanh yên ắng, đặc biệt là trong ngôi nhà mà giờ đây chỉ có Uyên, mẹ và cô y tá trực. Uyên cho tất cả những đồ đạc của cha vào chỗ cũ, chỉ giữ mấy bức ảnh.

Cô đứng yên một lúc rồi bước qua phòng mẹ đang hôn mê. Không phải là không tôn trọng mẹ, nhưng Mỹ Uyên phải quyết định lẻn vào phòng riêng của bà là ở tình thế bắt buộc. Cô phải biết điều tối hệ trọng cho mắt xích cuối cùng, mà thiếu nó thì mọi vướng mắc trong lòng cô sẽ chẳng bao giờ được nối kết và sáng tỏ ra.

Bà Mỹ Nhung vẫn trong tình trạng hôn mê, hai cô y tá mà Uyên chi tiền để họ túc trực lo cho mẹ luôn là những người mẫn cán, họ túc trực theo ca rất nghiêm túc về giờ giấc. Nhưng với cô là người trả tiền công cho họ thì việc cô ra vào phòng của bệnh nhân là chuyện bình thường, chỉ có điều là theo yêu cầu của bác sĩ, Uyên không trực tiếp đối diện với mẹ, bởi mỗi lần như vậy sẽ gây ra sự kích động nơi bà.

Uyên bước vào phòng, ra dấu cho cô tá trực ca khuya bước ra ngoài, dặn chừng nào bệnh nhân hoặc cô gọi thì hãy vào. Sau đó Uyên bước lại tủ riêng của mẹ. Những tủ này cô không có chìa khóa, nhưng may quá, xâu chìa khóa của bà Mỹ Nhung lại ghim trong ổ khóa của một chiếc tủ trong phòng.

Mở tủ ra, ở ngăn quần áo thì Uyên không màng, cô kéo ngăn tủ nhỏ thường mẹ cô hay để nữ trang và những vật quý giá. Bà luôn khóa, nhưng hôm nay thì

lại không. Có lẽ bà nghĩ nó ở trong phòng riêng mà cánh cửa tủ lại khóa chặt thì còn lo gì.

Và chính ở ngăn tủ đó, Uyên đá tìm thấy vật mình đang tìm. Một xấp giấy viết đầy chữ của cha, được xé ra đúng là từ xấp hồ sơ bị mất nhiều trang mà Uyên phát hiện lúc nãy.

Vừa cầm lên đọc nửa dòng đầu. Uyên đã biết ngay đó là những trang nhật ký của cha!

"Ngày... tháng... năm...

"Mình gặp Thu trên đồi, nơi mình đã đứng suốt ba buổi chiều để đợi. Cuối cùng nàng cũng đã đến! Thật lộng lẫy, kiêu sa và dễ thương làm sao... Mình tự hỏi: tại sao mình để lỡ mất con người như thế này, để đi lấy một người mình không hề yêu? Phải chăng trời bắt mình phải trả giá!

"Ngày... tháng... năm...

"Vừa gặp thì nàng đã báo cho mình cái tin mà vừa nghe mình đã tái mặt, chết điếng...

Đang đọc tới đó thì bỗng bà Mỹ Nhung kêu thét lên một tiếng, khiến Uyên phải ngừng lại. Vừa lúc đó cô y tá chạy vào. Cô cũng hốt hoảng:

- Bà bị nguy lắm rồi!

° ° °

Mẹ mất ngay lúc Mỹ Uyên vừa khám phá ra một điều vô cùng quan trọng, nên vừa mai táng cho mẹ xong Uyên đã phải lập tức trở lên Đơn Dương. Cô tìm theo đúng cái địa chỉ mà cha cô ghi phía sau tập nhật ký.

Sở dĩ Uyên làm chuvện ấy ngay thay vì đọc hết tập nhật ký của cha là bởi ở dòng cuối cùng của nhật ký, ba Uyên đã dặn thật kỹ:

"Con muốn biết nhật ký ba viết có trung thực hay không thì trước tiên con phải tìm tới nhà của người phụ nữ mà ba đã dành cả một đời để yêu. Có biết rõ rồi thì con sẽ hiểu ba có phải là người chồng, người cha tệ bạc hay không!"

Địa chỉ mà ông Minh ghi thật ra không xa ngôi nhà của gia đình Uyên là bao. Uyên tìm được khá dễ, nhưng khi hỏi thì một bà lão duy nhất sống trong nhà chỉ khóc chứ không trả lời câu hỏi của Uyên. Mãi sau đó, khi đã dùng hết cách kể cả nước mắt, thì Uyên mới được bà già cho biết:

- Đây đúng là nhà của con Thu. Nhưng từ khi nó mất đi thì không một ai được phép bước vào. Kể cả tôi là bà của nó mà cũng chỉ được ngủ ở ngoài hiên này suốt năm năm nay.

Uyên ngạc nhiên:

- Sao vậy bà? Cô ấy chết rồi mà?

- Chính vì đã chết nên mới hiển linh!

- Hồn ma?

Bà cụ bước đi rất yếu, nhưng cũng ráng đứng lên mở cổng rào, mời Uyên:

- Nhưng đó chuyện của ngày hôm qua. Bắt đầu từ sáng nay thì khác. Mới sáng sớm tôi đã ngạc nhiên bởi cánh cửa vốn đóng chặt ngót năm năm qua, bỗng dưng mở toang và tôi không còn nghe tiếng khóc tỉ tê trong đó nữa!

Uyên còn chưa dám bước vào thì bà khuyến khích:

- Trước đây thì tôi không dám, nhưng từ bây giờ có lẽ khác rồi, cháu cứ bước vào đi, rồi muốn hỏi gì về con Thu tôi nói cho.

Uyên bước hẳn vào trong. Cô nhìn lên bàn thờ thì thấy một khung ảnh với chân dung giống hệt như tấm ảnh mà cô thấy ở nhà mình. Cô ngập ngừng hỏi:

- Thưa bà, con muốn biết cô Thu này có phải tên thật là Thiên Thu không?

- Đó là tên thật của nó. Một cái tên mà ai nghe cũng quở là tên không nên đặt cho một cô gái còn son trẻ như thế. Nhưng nó lại thích. Có lẽ bởi mang cái tên như vậy nên đã thành định mệnh của nó. Và bởi vì nó có cái tên quá kêu, quá kiêng kỵ với mọi người nên người ta đã bắt nó mang một cái tên khác hoàn toàn, một cái tên lạ lẫm, mà có lẽ vì thế mà nó đã trở thành... thiên thu!

- Tên gì, thưa bà?

- A Lìn!

Lời bà vừa thốt ra đã làm cho Uyên kinh hãi:

- A Lìn? Phải chăng đó là... người hầu của mẹ cháu?

Bà cụ sửng sốt nhìn Uyên:

- Vậy ra... cô là... là con của con người đó sao? Con người có cái tên đẹp, êm ái như nhung mà có lòng dạ độc ác hơn rắn độc, hùm beo!

- Kìa bà...

Uyên định lên tiếng bênh vực mẹ mình, nhưng kịp dừng lại khi nhìn thấy nét mặt đanh lại của bà cụ.

Rồi bất thình lình, bà cụ chỉ tay sang một bàn thờ khác phía vách bên kia, bảo Uyên:

- Cô có nhìn thấy thằng đó không? Nó chết khi mới hai mươi tuổi, tức lớn hơn con Thiên Thu hai tuổi. Nó cũng chết bởi lòng dạ rắn độc của mẹ cô!

- Kìa bà! Xin bà...

Nhưng bà cụ chừng như không còn để ý đến lời nói của Uyên nữa, mà rơi vào cơn xúc động khó kiềm chế được:

- Con người ta đang độ tuổi lớn, tuổi yêu, vậy mà chỉ vì ghen tuông, ích kỷ, mẹ cô đã nhẫn tâm sát hại nó, đẩy chúng nó xuống địa ngục, âm phủ. Cái thứ yêu tinh đó cuối cùng cũng phải đền tội, cũng phải...

Bà càng nói càng xúc động và giọng càng thê thiết hơn, điều đó càng khiến cho Mỹ Uyên không còn chịu đựng nổi, cô gào lên:

- Bà đừng nói nữa!

Uyên lao ra cửa trong tình trạng hoảng loạn và cứ thế, cấm đầu chạy một mạch không định hướng.

Nhưng phải chăng là ngẫu nhiên, khi cuối cùng Uyên lại dừng trên đỉnh đồi quen thuộc. Đến khi nhận ra, cô bàng hoàng kêu lên:

- Đồi Thiên Thu!

Đột nhiên, Uyên lại lao tới như mũi tên về hướng vực thẳm, vừa cất tiếng gọi thảng thốt:

- Mẹ!

Bởi lúc ấy ngay trước tầm mắt của Uyên là chiếc xe lăn của mẹ mình đang chới với sắp ngã xuống vực sâu!

- Mẹ ơi!

Cô Út tỉnh lại rồi!

Tiếng reo mừng của Tư Sương cũng làm cho người mới vừa bừng tỉnh giật mình. Cô ngơ ngác nhìn quanh và cất tiếng hỏi:

- Mẹ tôi đâu?

Tư Sương nắm tay Uyên gọi khẽ:

- Tôi, Tư Sương nè!

Lúc này Uyên mới nhận ra, nhưng cô vẫn hỏi:

- Mẹ tôi có bị rơi xuống vực sâu kia không?

- Cô Út, chính tôi đã kịp cứu cô lúc đó đang sắp lao xuống vực sâu trên đồi. Nếu tôi tới không kịp thì cô đâu còn mạng, chẳng khác gì chị Lìn.

- Lìn! Chị vừa nói tới ai?

- Cô Út đâu còn lạ gì chị ấy, người đã đẩy xe lăn cho bà chủ suốt mấy năm trời. Người đã bị chết trên đồi...

Uyên không còn kiềm chế được, cô bật dậy nắm vai Tư Sương hỏi dồn:

- Tại sao chị Lìn chết? Và chị có biết Lìn chính là Thiên Thu không? Tại sao...

Câu hỏi dồn dập đó đủ khiến cho Tư Sương bàng hoàng, chị đờ người ra, cho đến khi Uyên dứt hỏi thì cũng là lúc Sương run rẩy như bị kinh phong:

- Cô... cô Út... biết rồi sao...

Và chị ta im lặng như người mất hồn, sắc mặt tái nhợt...

- Vậy là chị biết hết mà giấu tôi. Chị Sương, mọi việc thế nào?

Tư Sương bật khóc nức nở, hồi lâu mới nắm tay Uyên, nhẹ giọng bảo:

- Cô ráng đi theo tôi.

Chị ta dẫn Uyên về phòng riêng của mình. Đây là căn phòng ở dãy nhà riêng dành cho người giúp việc, nhưng khi bước vào trong thì chính Uyên cũng ngạc nhiên khi nhận ra phòng rộng và tươm tất chẳng khác gì các phòng trên ngôi nhà lớn hay cụ thể là phòng của Uyên.

Sương giải thích ngay:

- Đấy là sự ưu ái của cả ông bà chủ. Họ tưởng thưởng cho tôi, bởi vì suốt mười lăm năm tôi chỉ biết ở đây...

Nhưng điều ngạc nhiên lớn hơn là ngay sau khi Uyên nhìn thấy bức ảnh chân dung đặt trên một bàn thờ kê giữa nhà, cô kêu lên:

- Hình đó là ai?

Bức ảnh thờ kia giống y như ảnh thờ ở nhà bà cụ của cô Thiên Thu! Người mà bà cụ bảo rằng đã bị chết bởi mẹ Mỹ Uyên!

- Người này là...

Tư Sương đáp gọn:

- Là anh ruột của tôi!

Uyên bị kích động:

- Người đó chết theo cô Thiên Thu phải không?

Không đợi Sương trả lời, Uyên đã tự bảo:

- Cả hai đều do một tay mẹ tôi...

Lời cô chưa dứt thì Tư Sương đã bịt cả hai tai lại gào to:

- Đừng nhắc chuyện đó! Đừng...

Rồi như kẻ bị tâm thần, chị ta thoát chạy ra khỏi nhà, nhầm hướng phía sau mà chạy. Uyên sững sờ một lúc, chợt cô nhớ ra, hốt hoảng:

- Đồi!

Uyên phóng theo và quả nhiên cô nhìn thấy bóng của Tư Sương chạy về hướng ngọn đồi. Và bất chợt từ trên đó có tiếng đàn guitar bài "Chuyện Tình" (Love Story) vọng lại. Uyên hơi khựng lại khi nghe bài nhạc, nhưng rồi nó như một động lực, khiến cô chạy nhanh hơn và thật bất ngờ, như có một phép mầu, Uyên lại chạy tới đỉnh đồi trước cả Tư Sương! Và đó cũng là thời khắc quyết định, bởi đúng lúc đó bỗng nhiên Tư Sương buông mình lăn tròn theo triền dốc, để rơi nhanh xuống phía vực sâu!

Bằng một động tác như được ai đó tiếp sức, Uyên vừa kịp đưa tay chụp lấy một cánh tay của Sương, rồi kéo lại. Động thái đó kịp lúc cứu mạng của Sương, bởi chỉ trong nháy mắt nữa thôi, cả thân thể cô ta sẽ rơi gọn xuống vực!

Được cứu rồi, nhưng Tư Sương vẫn chưa tin là mình đang còn ở trên đỉnh đồi. Cô kêu lên thảng thốt:

- Tôi đến đây rồi!

Uyên phải lên tiếng:

- Tôi đây, Uyên đây chị Tư.

Nhưng Sương vẫn nhắm nghiền đôi mắt, nói như nói với ai đó:

- Chờ tôi có lâu không? Hãy thông cảm, tôi phải chờ...

Rồi chị ta rơi vào trạng thái hôn mê sâu...

Mỹ Uyên phải khó khăn lắm mới kéo chị ta xuống triền đồi phía bên kia...