watch sexy videos at nza-vids!
Trường Sa, Hoàng Sa Là Của Việt Nam
TRƯỜNG SA, HOÀNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM
TRƯỜNG SA, HOÀNG SA BELONG TO VIỆT NAM
4teen.pro
Haiduongmobile.wap.sh
Thế giới giải trí cho teen Việt
Clip em xinh nóng bỏng, Clip ca sĩ lộ hàng, girl xinh nóng bỏng độ nét cao
truyen ma kinh di

Tiếng vọng hồn ma

Vừa đi học về tới nhà chưa kịp ăn cơm. Siêu đã rủ ba thằng bạn lù lù dẫn xác tới. Cậu hất mặt:
- Gì thì cũng phải để cho tao thở cái đã chứ.
Học bô loa:
- Tao biểu từ từ nhưng tụi nó không nghe, sợ giờ thiêng nên muốn tránh.
Trung khập khiễng nói ngay từ ngoài sân:
- Đi liền bây giờ đi, tao và thằng Cường đã lo xong lễ của tụi tao.
Siêu đưa mắt ngó Học:
- Phần mình tính cúng cái gì đây?
Học lơ mơ nhìn chỗ khác:
- Tùy mày. Tao không biết góp ý đâu. Hay mày hùn với tao mua nải chuối và...
Cường cướp lời Siêu chỉ tay vào bọc lễ của mình:
- Ở đây tụi tao đã có xôi, có bánh và một nải chuối rất ngon rồi. Mày cúng món mặn đi và mua thêm nhang đèn nữa.
Nghe gợi ý, Siêu đá chân vào mông Học:
- Mày nghe chưa thằng ôn.
Học quay lại trừng mắt:
- Việc gì tới tao chứ. Hồn ma hiện ra với tụi mày đòi đồ cúng chứ có hiện ra với tao đâu. Chẳng qua tao có mặt cùng đi là vì bạn bè thôi.
Rất bất mãn bởi tính toán của Học nhưng Siêu không tiện nói đành tự lo phần mình:
- Tao không có sẵn tiền mua nên định bắt con gà mái của tao làm thịt đem cúng đỡ. Còn nhang thì rút một bó ở nhà.
Trung kêu trời:
- Chao ôi! Giờ này mày mới bắt gà làm thịt thì chừng nào mới xong chứ!
Siêu không chần chừ mà vội xăn tay áo:
- Chỉ một chút. Có sẵn nước sôi trong bình thủy rồi, không lâu đâu.
Cường xấn vào phụ với Siêu trong khi Trung và Học nằm trên nhà tán gẫu. Nửa giờ sau mùi thơm ngầy ngậy của thịt gà luộc bay tỏa khắp nhà khiến mấy đứa em của Siêu lò mò tới đòi ăn. Nhất là thằng út, nó cứ phập phồng hai cánh mũi:
- Anh Hai dành phần cho em cái đùi đừng có chặt ra nhé!
Siêu quát nó:
- Đâu phải thứ ăn được mà mày đòi.
Thằng út chớp mắt rồi nuốt nước bọt cho xuôi xuống cần cổ:
- Thịt gà sao lại không thể ăn được chứ. Bộ anh tính đem đi chỗ khác rồi giấu ăn một mình à?
Siêu cố gắng phân bua:
- Tao thề là hông ăn. Đây là đồ đem cúng.
Thằng út vẫn không hiểu nỗi khổ mà anh nó đang mang nên cười xòa:
- Tưởng gì chứ cúng trước rồi sẽ được ăn sau. Mà em nhớ ba má đi đâu có dặn...
Thấy Siêu lâm vào tình cảnh khó giải thích. Cường cứu bồ:
- Thằng nhóc này mày biết gì mà hỏi han lòng thòng. Anh hai mày đang thi cử nên cúng để cầu xin đỗ đạt. Mày nói nhiều mất linh bị cốc lủng sọ, tụi tao hổng bênh đâu.
Hiểu rõ cặn kẽ thằng út liền biến đi sau khi để lại cái liếm mép đầy thèm khát. Siêu lầm bầm bảo Cường:
- Chờ nhang tàn đem về hay để lại đó luôn?
Cường gạt đi:
- Đồ cúng rồi ăn không ngon. Nếu muốn chiêu đãi thằng em mày thì làm thịt con gà khác.
- Nhưng tao chỉ có mấy con để gây giống... không gặp phải chuyện khủng khiếp đêm qua tao không đụng tới chúng đâu. Thôi thì một lát nữa tính sau. Bây giờ lo vớt gà rồi còn đi kẻo muộn...
Siêu làm mọi việc một cách lập cập cho tới khi tất cả cùng rời nhà trực chỉ hướng cái gò hoang mà tiến. Vừa đúng mười hai giờ trưa... cái giờ mà những kẻ mê tín cho rằng rất linh thiêng.
Nắng làm khuôn mặt của các cậu con trai đỏ gay và ai nấy đều vã mồ hôi ướt áo. Còn chừng mười mét nữa là tới cái gò nhưng bốn cậu con trai chẳng ai chịu xung phong. Trung giẫm lên chân Học:
- Mày đem đồ lễ tới đó đặt lên giùm tụi tao đi.
Học viện cớ lắc đầu:
- Lòng thành của ai người đó dâng, tao đâu dám tài lanh.
Cường đẩy lưng Siêu tiến lên:
- Mày mang gà lại trước đi.
Siêu dùng dằng:
- Tao không dại. Tất cả đếm một, hai, ba... bước tới cùng một lúc.
Và họ đã làm như thế mới có thể đến được bên cái gò. Thủ tục cúng của bốn tên con trai cũng ngắn gọn và rất buồn cười. Họ đặt lễ, đốt nhang vái, nêu tên món lễ của ai khiến cho Học phải điều chỉnh:
- Tụi bay lộn xộn quá. Cứ gom chung vào cần gì phải tách riêng từng người.
Siêu lên tiếng:
- Phải nói rõ thì hồn ma mới biết là con gà của tao, còn bánh trái của hai thằng kia.
Biết mình đang bị nói mỉa, Học phải vội ngậm miệng. Nhưng Trung không để yên đã to tiếng báo cáo:
- Hồn ma ơi... ba thằng tui đã đáp ứng đòi hỏi của hồn ma rồi, xin đừng có quấy rầy. Còn thằng bạn tui tên Học... hồn ma chưa thăm nó, nếu còn muốn thứ gì thì cứ tìm. Để tui đọc địa chỉ...
Hành động bất ngờ của Trung khiến cho Học lạnh gáy, tóc tai dựng ngược hết cả lên. Cậu muốn chửi, muốn đấm thằng bạn chết tiệt đã chơi khăm cậu một cú nốc ao song tay chân cứ như bại xuội chẳng thể nào điều khiển nổi. Làm sao mà cậu không phát hoảng khi lâm vào tình cảnh “họa vô đơn chí” thế này chứ. Học tự biết mình cũng là một tay sợ ma thứ thiệt... vậy mà thằng khốn Trung lại hại cậu bằng cách xúi hồn ma tìm tới cậu. Nó còn đọc vanh vách địa chỉ... Ôi, phen này cậu sẽ bị ú tim đây. Cơn bủn rủn từ trong ruột toát ra làm cho Học khụy chân. Không có cánh tay nào đỡ cậu cho tới khi Học nghe tiếng chân chạy. Hoảng hồn, cậu vận dụng tất cả sức mạnh vào đôi chân rồi lập tức điều khiển nó hoạt động... tới khi không còn chạy được nữa, buộc phải dừng thì Học ngã nhào vô người Siêu. Cậu thở rống lên như bò:
- Hờ... hờ... hờ...
Siêu hất Học sang một bên, chửi toáng:
- Chưa đến nỗi bị cắt tiết đâu mà giãy chết. Hồn ma cô gái chưa tới thăm mày giữa ban ngày được đâu.
Học trếu tráo:
- Tao biết tội... mày làm ơn đừng có nhắc lại nữa. Tuy hồn ma chưa hỏi đến nhưng tao sẽ tỏ thiện ý vào ngày mai.
- Mày tính lấy gì để làm lễ đem ra gò?
- Tao không biết. Có thể là cây trái vườn nhà tao.
- Mày đi một mình ra gò hay triệu tập cả tụi tao.
Học nghe hơi thở của mình tuôn ra từ mọi nơi có lỗ hổng. Cậu trả lời đứt quãng:
- Ngày mai... bàn tiếp đi. Bây giờ... tao đang bối rối lắm!
Thông cảm cho tâm trạng ruột gan lộn tùng phèo của Học, cả ba cậu con trai không bày trò trêu chọc nữa, ai đi về nhà nấy vì trong số họ có kẻ chưa được ăn cơm trưa.
Sáng hôm sau nhằm vào ngày chủ nhật, Siêu cuộn mình trong chăn với ý định sẽ ngủ bù cái đêm bị hồn ma quấy rầy. Nhưng cậu không được toại nguyện bởi đám bạn dẫn xác đến. Tiếng của Trung mở đầu:
- Dậy mau... có lộc ăn...
Siêu hé mở một bên mắt:
- Ở đâu ra. Mày tính giở trò lừa đảo hả?
Trung xoắn mũi Siêu kéo ngồi lên:
- Chưa nhìn thấy đã nói bậy. Coi chừng tao đớp mất phần của mày bây giờ. Lúc này Siêu đã mở banh cả hai mắt và chịu hoạt động miệng. Cậu láu liên:
- Lộc ăn đâu?
- Ở ngoài kia.
- Của đứa nào?
- Thằng Học.
- Tao có nghe lộn hay không?
- Hổng lộn đâu. Mày hãy nhìn ra trước sân nhà mày kìa, thằng Học đang ngồi ở trước cây bông giấy với cái bịch to tướng đó!
- Có vật gì trong đó?
- Một con vịt quay thơm phức và năm ổ bánh mì.
- Trời! Sao hôm nay nó hào phóng quá trời vậy. Dám bao tụi mình cả vịt quay.
Trung trề môi:
- Không dám nó cho ăn vịt quay đâu, đừng mừng vội. Nhờ tao hù gãy lưỡi nó mới chịu bao mỗi thằng một ổ bánh mì.
Siêu thộn mặt tiu nghỉu:
- Thế còn con vịt quay ngon lành kia?
- Là lễ của nó đem ra gò cúng hồn ma cô gái.
- Ủa, nó chơi sang dữ vậy hả? Hôm qua tao nghe nó nói chỉ cúng trái cây vườn thôi mà.
Trung rỉ nhỏ vào tai Siêu:
- Thì phải có vấn đề thằng keo kiệt bủn xỉn ấy mới chịu tốn tiền chứ. Mày thử ngó bộ dạng của nó coi, chắc đêm qua bị hồn ma vật ra trò...
Nghe theo lời Trung, Siêu lấp ló bên trong cửa sổ nhìn ra thấy Học phờ phạc không khác gì cậu đêm trước.
Cũng từng là nạn nhân nên Siêu nghe thương xót cho Học chứ không có ý định trêu chọc thêm. Cậu bảo Trung:
- Thôi, nó cho ăn bánh mì là tốt rồi. Mày ra ngoài đó với tụi nó, chờ tao đánh răng cái đã. Nhớ đừng có kháo chuyện kẻo ba má tao nghe được ổng bả chửi rầm lên.
Nửa giờ sau, Trung, Học, Cường, Siêu có mặt tại cái gò hoang nhưng họ đã trông thấy một tình huống hết sức ngỡ ngàng. Đó là tất cả những thứ mà họ đem cúng hôm qua đã bị hồn ma ăn hết nhẵn. Bằng chứng là xương gà vương vãi và vỏ trái cây nằm rải rác gần đó. Còn bánh và xôi thì không thấy dấu tích đâu.
Cường thì thầm:
- Đây đúng là một hồn ma chết đói nên mới ăn nhiều như vậy.
Siêu trừng mắt ra ý bảo Cường im:
- Liệu mà giữ cái miệng. Mày không biết là chúng ta đang đứng ngay tại cái gò hoang đây sao.
Bị nhắc nhở. Cường vội đưa tay bịt mồm mình rồi đứng im nhìn Học bày lễ vật cúng. Con vịt quay bắt mắt tỏa mùi ra thơm phức khiến mọi người ai nấy đều phải nuốt nước miếng ừng ực. Nhất là Học, trông cậu có vẻ tiếc món ăn mà rất hiếm khi cậu được ăn. Nếu không phải là sợ hồn ma quậy phá mình thì dễ gì Học chịu mất con vịt quay béo ngầy, béo ngật ấy.
Đốt nhang xong, không muốn nán lại để tăng cường thêm độ tiếc rẻ của mình, Học hối thúc các bạn:
- Về thôi tụi mày. Coi như phần tao cũng đã ổn.
Chẳng có câu nào phản đối nên tất cả cùng quay lưng. Đi được một đoạn ngắn. Cường bỗng nêu thắc mắc:
- Theo tao thì xưa nay ma chỉ hưởng hương hoa của đồ cúng chứ đâu có ăn máng trọi giống như mình vừa thấy.
Trung có cùng ý nghĩ:
- Thằng Cường nói đúng. Ma mà biết ăn thịt gà chừa lại xương thì kể cũng lạ đời. Ê... có khi nào tụi mình bị hợm không?
Học đang tiếc con vịt quay đến xót cả ruột gan vì cậu phải đập heo đất mới đủ tiền mua nó, nên gật đầu tán đồng:
- Có thể lắm. Hay tụi mình quay lại đó xem sao.
Siêu gạt phăng:
- Đã cúng rồi thì mặc kệ hồn ma cô ta muốn ăn kiểu nào thì tùy ý. Bộ ba thằng mày muốn bị quấy nhiễu nữa sao?
Nhưng Trung, Học và Cường đã hùa tới kéo tay Siêu:
- Giữa ban ngày mà lại không phải là giờ thiêng, mày đừng lo. Trước giờ chưa ai nhìn thấy ma ăn uống ra sao, nhất định hôm nay bốn thằng mình phải rình thử. Giá có thằng Quang xồm nó sẽ không bỏ qua cơ hội này, hổng chừng còn chụp được cả hình hồn ma đang nhai ngấu nghiến con vịt quay.
Thoạt đầu Siêu bị bản chất nhút nhát trong người giữ chân lại, sau đó nghe tới cái tên Quang xồm cậu bèn nổi máu anh hùng:
- Hừm... tụi bay nhắc làm gì thằng khốn chỉ chuyên môn ăn hiếp bạn bè. Hôm rồi nó còn nhổ cả nước bọt vào mặt tao.
Trung cũng trề miệng rên:
- Nó đấm tao túi bụi tới bây giờ vẫn còn đau.
Học vội nhắc đến nỗi khổ của mình:
- Tao thì nào có yên thân gì. Bị nó đá những hai cái, còn phải bỏ chạy thục mạng... khốn kiếp quá... tao hứa từ nay không bè bạn với nó nữa.
Cường nhấp nhổm đôi chân vì bị mỏi:
- Đã không chơi thì xếp chuyện nó qua một bên rồi trở lại chỗ cái gò. Tao nghe mắt trái giật giật chắc là sắp có chuyện.
Tự nhiên nghe Cường nói vậy tất cả cùng sốt sắng quay trở lại. Nhưng lần này họ đi thật rón rén cứ như người đi rình trộm chứ không ồ ạt giống lúc nãy. Khoảng cách từ chỗ họ tới cái gò bị rút ngắn... cho đến khi độ nhìn của từng người có thể thấy rõ ràng. Song cả bốn đôi mắt cùng kinh ngạc, ngỡ ngàng... thậm chí thay đổi bằng cơn giận tột độ. Tiếng Trung thét:
- Thằng khốn Quang xồm kìa.
Học tiếp lời giọng tức run:
- Nó đang xé con vịt quay của tao ăn.
Cường cà lăm:
- Thái... thái độ... rất ung dung.
Chỉ bấy nhiêu thôi là tất cả đều hiểu rằng mình đã bị Quang xồm chơi khăm. Họ nổi điên, mạnh ai nấy vớ được gì cầm theo cùng xông tới chỗ cái gò quyết trừng trị kẻ đã gây ra điều khốn kiếp. Siêu lăm lăm cục đá to bằng cái chén ăn cơm, quát tháo ầm cả lên:
- Thằng xồm chó chết kia, thế nào xương vịt quay cũng đâm thủng cổ mày.
Bị phát hiện đã giở trò, Qang xồm không quê còn nhăn răng ra cười:
- Món ăn ngon, tao phải nhai chậm rãi cớ gì xương đâm được. Cám ơn tụi bay đã có lòng...
Học không dằn được cơn nóng nảy nhảy tới múa khúc cây dài cả thước trên tay. Sắc mặt cậu đỏ gay:
- Thì ra mấy ngày nay mày đã giả làm oan hồn nhát tụi tao.
Quang xồm vẫn nham nhở:
- Biết rồi còn la lớn. Vịt quay của mày giòn và béo, tao hứa sẽ chừa lại cho mày cái đầu...
Không nhịn nổi, cả bốn cậu con trai đằng đằng sát khí xúm lại kẻ đánh, người đè khiến Quang xồm dù có sức mạnh cũng không tài nào thoát ra được. Thế là khi mọi người bớt cơn giận, tên con trai có bản tính bậm trợn xấu xa đã bị no đòn đến nỗỉ phải ói số thịt vịt quay vừa xơi được ra ngoài.
Sự việc hồn ma đòi đồ cúng đã sáng tỏ nên Trung, Học, Siêu và Cường không còn nhút nhát như lúc trước. Tối đến họ có thể tự đi đến nhà nhau rồi về mà không phải vắt giò chạy bán mạng vì sợ ma. Chuyện xảy ra tuy cả bốn không ai hé môi kể lại nhưng chẳng hiểu sao có một số người lớn biết được. Kẻ bị mắng đầu tiên là Siêu:
- Cái thằng đã lớn thế mà còn ngu, tin vào những chuyện ma xàm. May mà nó chỉ mới đem cống nạp con gà.
Thằng út em Siêu làm cho cậu quê thêm:
- Phải chi bữa đó em ăn cái đùi thì đỡ thấy tiếc hơn. Khi không đem dâng con gà luộc to đùng.
Hai nhỏ em gái cũng không chịu tha mạng. Xuân đế vào:
- Ảnh bị ma giả nhát mà sáng ra tao phải giặt một thau thùng mền.
Xinh đưa tay bịt mũi làm mặt xấu:
- Eo ơi... khủng khiếp quá. Không biết gặp ma thiệt anh hai mình sẽ ra sao?
Chỉ với bấy nhiêu lời lọt vào tai, Siêu đã thấy da mặt mình rát bỏng dù cậu đang đứng trong chỗ mát.
Nghĩ thật giận thằng Quang xồm khốn kiếp. Nhưng dẫu sao cậu và các bạn cũng đã cho nó một trận nên thân rồi.
Không biết thằng Học, thằng Cường, thằng Trung có bị người nhà đay nghiến chăng? Siêu nảy ra ý định đi tìm đến nhà chúng xem tình hình nên lén lút ra vườn rồi vạch rào để đi. Cậu lần mò tới nhà Cường và lại nghe than thở:
- Nghĩ lại mấy thằng mình thiệt là dại, mắc lừa, tốn tiền của lại bị người ta cười.
Siêu vội vàng bịt tai:
- Tao trốn qua đây là để tránh nghe mày làm ơn đừng ca cẩm nữa.
Rồi cậu quay qua hỏi:
- Hai thằng kia thế nào rồi?
Cường chép mỉệng:
- Một thằng thì tiếc hùi hụi số tiền mua vịt quay, còn một thằng thì điếc ráy vì đã chôm của mẹ nó bọc bánh bả định đem biếu người ta.
Siêu thở dài:
- Cùng gặp nạn như nhau thôi.
Cường bỗng chạy xuống bếp bưng lên cho Siêu một ly sữa đậu nành còn nóng:
- Uống đi rồi quên hết mọi chuyện. Tao nghĩ mày và thằng Học từ nay nên tập trung đầu óc để học hành.
- Cám ơn lời khuyên của mày. Tao đã tự hứa với mình rồi, qua khỏi ngày hôm nay tao sẽ không đi chơi nữa.
Cường đề nghị:
- Vậy thì còn trọn một ngày, tập trung tụi nó lại đi câu cá nấu canh chua.
Siêu hào hứng:
- Nếu không có cá nấu, tao sẽ ủng hộ con gà làm hai món cháo và xé phay.
Với tâm trạng rất vui, Siêu và Cường kéo nhau đi tìm hai thằng bạn cũng đang lâm vào tình trạng giống nhau.
Sau một buổi câu cá đầy hứng khởi, tất cả trở về nhà Siêu với chiếc giỏ khá nặng đựng lẫn lộn nhiều thứ. Trung nói vui:
- Rặt một lũ bò ngang.
Cường ngọng nghịu:
- Tại... tại mày, thích bắt... bắt cua chứ bộ.
Học khom người lắc cái giỏ bằng tre:
- Hổng bắt nó thì chỉ có nước về tay không.
Siêu vung tay:
- Tao câu được tới mấy con cá lóc, chỉ tại thằng Trung làm cho sổng.
Trung vươn cổ lên cãi:
- Mày là chuyên gia đổ thừa. Đành rằng cá cắn câu nhưng chưa bỏ vô giỏ thì sao là tại tao cho được. Thôi, bắt được nhiều cua thì cũng đã có thứ ăn.
- Phải làm gì với nó đây. Cua thì sao có thể nấu canh chua?
Nghe Học nói, Cường góp ý:
- Nấu bún riêu, trời nắng ăn thứ này là nhất.
Siêu lười biếng:
- Nhưng phải giã và lọc thịt của nó thì mệt lắm.
Cường nhận phần:
- Cứ để tao. Mày lo đi kiếm mấy thứ phụ gia để nấu là được rồi.
Học tự nhiên đề xuất:
- Tao ủng hộ hai ký bún bằng tiền mặt.
Ba đôi mắt còn lại ngó nhau đầy lạ lẫm khiến Học nghe tự ái tràn trề. Cậu phân trần:
- Tụi bay đừng cho rằng lúc nào tao cũng chỉ biết ăn của người. Chơi với bạn bè phải có qua có lại chứ.
Trung láu lỉnh:
- Không biết tao có nên tin vào lỗ tai tao nữa không?
Học vui vẻ gật đầu:
- Cần phải tin vì mày đang nghe rõ ràng mà. Bây giờ mày lãnh nhiệm vụ đi mua bún, tao đưa tiền.
Trung lộ vẻ ngần ngừ:
- Từ từ mua. Tụi mày nấu xong được nồi canh cua thì cũng còn lâu lắm.
Nhưng Học cứ nhất thiết bắt Trung phải đi liền khiến cậu lầm bầm mắng trả lại:
- Được lắm. Đã thế thì tao sẽ cho tụi mày đợi dài cổ...
- Dám không…?
- Đi sẽ biết.
Nói rồi Trung biến nhanh cùng chiếc xe đạp của Siêu. Ở nhà cả ba tên con trai còn lại bắt đầu trổ tài nấu nướng với mớ kinh nghiện chỉ biết qua loa. Chiều nay ba má Siêu và mấy đứa em qua hết nhà bác Hai nên không có ai làm vướng bận. Thế là mặc sức cho họ bày biện khắp căn nhà bếp đến hai xoong nồi riêu cua. Học hỉnh mũi:
- Cũng thơm ngon đáo để. Tao đang đói chắc chắn sẽ ăn được hai ba tô.
Cường nếm thử, trề môi chê:
- Ngon gì mà ngon, phải thêm mớ gia vị vô nửa mới có thể đậm đà. Tao khoái nó chua chua một chút.
Siêu quẳng cho Cường gói me nó dự trữ trong nhà:
- Đây ông tướng, nhưng cho vào ít thôi kẻo chua lè mất ngon.
Trong lúc Cường cắm cúi bên cạnh nồi riêu cua hấp dẫn thì Siêu, Học nhóng cổ ra ngoài. Một trong hai thằng lầm bầm:
- Từ đây tới chợ có bao xa mà thằng ranh ấy đi lâu dữ vậy?
- Thì lúc nãy nó đã chẳng nói trước rồi ư?
- Nhưng nó cũng phải nóng lòng vì sợ tụi mình xơi trước chứ?
- Không có bún thì xơi trước thế nào được. Hổng lẽ húp nước riêu...
Hai rồi tới ba kẻ vào ra. Chán chê cho đến lúc họ toan quyết định chia nhau húp nước riêu thì Trung mới chịu dẫn xác về, song cử chỉ của cậu đầy hốt hoảng:
- Có chuyện lớn... có chuyện lớn...
Đang bực mình vì chờ đợi. Học túm cổ Trung quát tướng lên:
- Không ai nghe mày bày đặt chuyện đâu thằng dịch vật. Chắc đánh mất tiền rồi về đây lu loa lên chứ gì.
Vẻ mặt Trung đượm thêm sự hớt hải:
- Tao không đánh mất tiền, tao đã mua được bún...
- Thế sao mày không đem về liền mà bắt tụi tao đợi cả tiếng đồng hồ?
Bây giờ thì giọng Trung run bần bật:
- Tại… tại... tại tao...
Siêu trợn mắt nạt bạn:
- Nói đại đi. Mày không bắt chước cố tật của thằng Cường được đâu.
Nhưng Trung vẫn lẩy bẩy không thành tiếng:
- Tao... tao đi coi... thằng... thằng...
Nổi giận Học véo mạnh tay Trung:
- Thằng chết tiệt nhà mày chứ thằng nào. Bây giờ tụi tao phạt mày ăn bún không với nước mắm.
Trung rên rỉ:
- Ối… ối... lúc này có ăn đến nem công, chả phượng tao cũng nuốt không nổi. Thằng... thằng Quang xồm nó... nó...
Những khuôn mặt nghệt ra:
- Sao? Thằng Quang xồm nó hành hung mày hả?
Trung phải nuốt nước bọt một hơi rồi mới nói nổi:
- Nó không hành hung tao mà là người ta hành hung nó.
Siêu nóng nảy:
- Mày nói rõ hơn đi, thằng khỉ ạ.
Trung đưa mắt nhìn khắp lượt rồi kể lại:
- Tao không biết trước đó đã xảy ra chuyện gì, nhưng lúc đi mua bún về ngang đường phía bên kia tao trông thấy thằng Quang xồm bị một tốp người rượt đuổi...
Siêu thở ra khá mạnh:
- Chỉ có thế mà mày làm như nó bị người ta chặt ra nhiều khúc. Ai chứ thằng Quang xồm bị rượt đánh chẳng có gì quan trọng, không oan uổng lắm đâu.
Trung buột miệng kêu lên:
- Vấn đề không phải ở chỗ oan mà là nó đã gặp nạn lớn.
Học cầm bọc bún Trung đưa đến thêm vào:
- Thằng khốn ấy chỉ có trời đánh thì may ra mới hết.
- Nhưng ông trời chê nó không thèm đánh mà lại sai quỷ sứ kéo nó xuống cái giếng sâu bỏ hoang ngoài đầu làng trong khi chạy...
Nghe thấy vậy cả bọn cùng lộ ra chút hoảng hốt, song Cường đã trấn an:
- Rớt xuống đó thì nó lại leo lên. Thanh niên cẳng dài dễ gì chết, nhất là mùa này lại có nhiều nước. Mà chuyện ấy cũng đâu khiến mày đi lâu như vậy.
- Thì tao đứng đó coi và nghe sự thể.
- Mày biết được thêm điều gì thì kể nốt đi.
Trung lại thở đứt quãng:
- Tao thấy người ta xúm lại đó đông lắm, nhưng không phải để chửi thằng Quang mà lo trục vớt nó lên.
Học chắn lời:
- Theo tao thì mọi người quá nhân từ. Cứ cái ngữ thằng Quang xồm thì dẫu có ngâm dưới giếng vài ngày cũng chưa biến nó thành người tốt được.
Trung lào phào:
- Người ta đang lo cứu nó lên cấp thời còn chưa biết sống, chết huống hồ gì mày đòi ngâm vài ngày, ở đây ai không hay cái giếng ấy bị bỏ hoang lâu rồi nên rất ngộp vì thiếu lượng oxy dưới đáy.
- Vậy mày đã nhìn thấy người ta lôi được nó lên chưa?
Trung ảo não tựa như người thân của cậu đang gặp nạn:
- Chưa. Tao có cảm giác lo cho tính mạng của nó quá, hay là tụi mình kéo nhau tới đó đi.
Không có lời phản đối nào bật ra trong lúc này dù chưa ai kịp thưởng thức món bún riêu mà họ đã bỏ công ra nấu.
Khi Trung, Học, Siêu và Cường có mặt ở chỗ cái giếng hoang thì người dân trong làng cũng túa ra đó khá đông. Tuy nhiên, thằng Quang xồm cũng vẫn còn dưới giếng vì chưa ai có cách nào lôi nó lên được. Bốn cậu nghe loáng thoáng:
- Thằng đó chết chắc chứ không thể sống được. Thả dây xuống biểu nó nắm lôi lên nhưng nó vẫn làm thinh...
Học nháy mắt hỏi Siêu:
- Ê có khi nào nó nhịn thở núp dưới đó vì sợ lên sẽ bị đánh đập không? Tao nhớ thằng Quang xồm có tài lặn dưới nước rất lâu.
Siêu lộ nét mặt lo âu:
- Lâu cũng chỉ được ít phút chứ không thể kéo dài hằng giờ được. Tao nghĩ nó ngỏm củ tỏi dưới giếng rồi.
Không bảo nhau mà tim ai cũng nhói đau bởi cảm giác mất mát, dù nó là kẻ mà họ rất ghét.
Quang cảnh chung quanh khu vực bờ giếng thật ồn ào và có phần gay cấn. Một vài người gan dạ đu dây xuống nhưng chưa được nửa chừng đã vội vã làm hiệu để kẻ túc trực ở trên kéo gấp lên vì không chịu nổi sức ngạt bên dưới. Họ còn dùng cả đèn pin chiếu xuống và đã lắc đầu biểu lộ điều xấu đang xảy ra. Giữa lúc đó thì lão Tâm lẫn người đàn bà ăn xin xuất hiện. Khi biết được Quang xồm, đang ở dưới giếng thì người đàn bà đang ăn xin liền bù lu bù loa:
- Trời ơi... nó đang giữ cái vòng của tui đó là kỷ vật duy nhất mà tôi quý hơn sinh mạng.
Vì đã quen người phụ nữ này nên lão Tâm lên tiếng:
- Ngay đến xác của nó còn chưa có cách kéo lên được nữa là... Dẫu vòng của mụ có bằng ngọc trai cũng phải bỏ. Khi không vật quý không giữ lại đem giao cho nó...
Người phụ nữ ăn xin tự trách mình:
- Tui cũng hổng hiểu tại sao vừa gặp nó tui đã nghe như có một điều gì đó rất gắn bó như thể từng có mối quan hệ tình thân...
Có vài người hiếu kỳ xen vô nói:
- Thằng Quang xồm là cháu ngoại của ông Bà Quyết, dì ruột nó đang đứng đằng kia kìa. Nghe nói đâu má nó sinh con trong tình trạng không chồng nên hổ thẹn mà chết, bỏ nó lại cho người thân nuôi. Thời gian gần đây nó đã bị họ đuổi đi bụi... lười biếng không chịu lao động sống nên mò vô nhà người ta ăn cắp rồi còn bày trò giả làm ma, hôm nay có lẽ bị phát hiện nên người ta rượt đuổi và nó đã hoảng hốt nên đã rơi xuống giếng.
Vừa nghe qua câu chuyện, người phụ nữ ăn xin thở nấc lên. Bà ta cũng không đứng nổi trên đôi chân của mình:
- Các người nói sao... nó là... cháu ngoại ông Bảy Quyết?
Có ai đó đã nhìn nhận:
- Cháu ngoại ông Bảy Quyết thì sao chứ. Chẳng lẽ người nhà của thằng Quang không nhận, bà lại tính nhận giùm sao?
Người phụ nữ ăn xin chờn vờn đôi cánh tay về phía trước:
- Làm ơn... làm ơn gọi... dì của nó lại giùm…
Trước yêu cầu có phần lạ lùng này, người ta lập tức điệu dì của Quang xồm lại chỗ của người phụ nữ ăn xin dù bà ta không chịu tới:
- Tui quen biết gì với hạng người đó chứ. Đừng nói là thấy sang bắt quàng làm họ nghe.
Người phụ nữ ăn xin ngước đôi mắt đờ đẫn của mình lên nhìn lướt qua kẻ đối điện rồi gục xuống khóc ròng. Bà ta thốt ra những lời mà không ai ngờ tới:
- Ta sẽ không bắt quàng làm họ với các người, nhưng ta buộc phải nhìn nhận đứa con mà ta đã sinh ra chứ.
Người dì của Quang xồm thảng thốt bước giật lùi về phía sau:
- Bà... bà là...
Người phụ nữ ăn xin nức nở lao về phía miệng giếng:
- Là mẹ của thằng Quang... ôi con của ta ơi...
Sự kiện xảy ra quá đột ngột làm ai nấy trố mắt nhìn. Nếu không có lão Tâm nhanh tay thì người mẹ khốn khổ ấy đã rơi tòm xuống giếng cùng thằng con trai có lẽ giờ này đã chết. Lão Tâm bỗng trở thành người an ủi bà ta:
- Buồn gì cũng không thể hại mình. Mụ nhảy xuống đó mắc công người ta phải vất vả trục mụ. Nghe ta... bình tĩnh đi.
Người phụ nữ ăn xin vật vã trong vòng tay nắm giữ của lão Tâm:
- Tui làm sao có thể bình tĩnh khi biết được nó là con mình thì cũng là lúc chứng kiến thấy nó chết. Trời hỡi... ông đối xử tệ với tui quá... hu... hu...
Không khí căng thẳng diễn ra và kéo dài cho tới khi mặt trời lặn người ta mới đưa Quang xồm lên khỏi miệng giếng. Nhưng chỉ là một cái xác cứng đờ, lạnh ngắt không còn chút hơi ấm nào. Dù bình sinh mọi người trong làng ai cũng rất ghét thậm chí không muốn nhìn mặt Quang xồm, vậy mà khi hay tin tên con trai này đã chết làm khá nhiều người ngơ ngẩn.
Cường rùng mình than với Siêu:
- Phen này thì nó làm ma thiệt chứ không còn giả bộ nữa. Tụi mình gặp nguy rồi.
Siêu phát tín hiệu đồng cảm:
- Mày nhìn kìa. Nó còn chưa chịu nhắm mắt... có khi nào ngay đêm nay nó tới nhát mình không?
Cường nghe tóc tai dựng đứng dù chung quanh đang có rất nhiều người. Cậu thì thào:
- Với thằng này thì có thể lắm! Xác nằm trên mặt đất chứ hồn thì nhăm nhe quậy phá rồi. Bốn thằng mình cứ mà liệu lấy thân.
Bây giờ Học mới tâm sự.
- Hổng biết tụi mày sao chứ tao thấy sợ quá. Rút về ăn bún riêu rồi còn tính chuyện phòng thủ.
Thấy chẳng có việc gì cần đến mình. Trung, Học, Cường và Siêu nháy mắt nhau cùng bỏ về với tâm trạng phập phồng. Nhà Siêu vẫn còn vắng vì ba má và các em cậu chưa về. Cả bốn tập trung dưới nhà bếp quây quần bên nồi riêu cua đã lạnh tanh rồi thở dài:
- Mất cả ngon. Ăn thì dở mà bỏ thì uổng...
- Thôi kệ, cứ xơi nó vào bụng. Biết đâu cũng có chất bổ dưỡng.
Đang đói nên dẫu không bắt miệng lắm họ cũng chan chan, húp húp được mỗi người vài tô. Siêu buông đũa trước tiên:
- Tao no rồi. Đứa nào còn ăn được thì cứ việc.
Học lên tiếng:
- Tao nhá thêm tô nữa.
Trung tiếc rẻ:
- Tao cũng ăn.
Cường không hùa vào mà hạ tô bún đang ăn dở xuống xoa bụng. Mãi một lúc sau cậu mới nói:
- Tao chẳng dại gì mà nhét đầy bao tử món bún riêu đã lạnh tanh. Nhất là trong tình thế gay go ở thời điểm này. Ngộ nhở... ban đêm mà đau bụng thì nguy khốn.
Thật muộn màng khi Học và Trung nghe được câu nói ấy của Cường. Cả hai muốn ói bớt thức ăn ra nhưng cái bụng tham lam của cậu cứ giữ lại. Họ đành phải trách cứ:
- Sao mày không nói sớm? Chờ tụi tao ních no căng bụng mới mở miệng ra hù.
Cường khịt mũi:
- Tao không hù mà là tao cảnh báo... Bún riêu cua là món ăn rất mát, lại để lạnh dùng buổi chiều thật không nên chút nào.
Siêu thả mắt nhìn ra ngoài:
- Bây giờ trời đã sắp tối rồi mà nhà tao chưa có ai thèm về. Điệu này chắc đóng cửa qua hàng xóm ngồi chờ quá.
Cường tỏ thiện ý tốt:
- Còn tụi tao đây chi. Chừng nào nhà mày có người tụi tao mới kiếu từ. Bây giờ kéo lên nhà trên chơi đánh cờ.
Không hào hứng nên Trung và Học lộ vẻ chẳng sốt sắng:
- Hai thằng mày chơi đi. Tụi tao chỉ lên ngồi coi.
Lên nhà, bàn cờ vừa bày ra chưa đi được quân nào thì Học đã gập người rên rỉ:
- Ui da... tao đã có triệu chứng đau bụng.
Siêu rời mắt khỏi bàn cờ để ngó bạn:
- Sao nhanh vậy?
Mặt Học nhăn như khỉ:
- Tao đâu biết... chỉ thấy nó đau thì kêu thôi.
- Nhà vệ sinh ở đằng sau chừng nào cần thì cứ việc.
Trung bất ngờ nhập cuộc:
- Tao cũng nghe cảm giác lạ trong người rồi. Hổng chừng hai thằng mình lại phải dành nhau cái nhà thì nguy khốn.
Học bèn rủ:
- Hay là tao với mày dzọt về nhà.
Trung lắc đầu:
- Toa lét nhà tao tọa lạc khá xa, tao thà ở lại đây cùng chiến đấu với mày.
Nói dứt lời, Trung vội vã ôm bụng:
- Sự kiện xảy ra rồi. Tao phải đi giải quyết đây.
- Có cần tao đi theo không? Ngộ nhỡ mày đang lúng túng trong đó, hồn thằng Quang xồm đột ngột hiện ra thè lưỡi nhát thì... thì...
Bỗng dưng bị Học dọa, Trung nhảy cẫng dù hai tay đang ôm vòng qua bụng:
- Thằng khốn... tao đã cố giữ miệng không nói ra... vậy mà mày...
Học bối rối bụm mồm:
- Tao không hề có ý... tao hớ miệng.
Nhưng dù sao thì trời đã tối không thể khỏa lấp được nỗi sợ bao trùm lên tâm trạng cả bốn người. Bị đau bụng, Trung buộc phải vào toa lét mà không cách nào trì hoãn. Cậu túm lấy áo Siêu:
- Ở nhà mày... mày phải có trách nhiệm dẫn tao đi.
Siêu viện cớ:
- Tao đang mắc chơi cờ.
- Thì ngừng lại một chút chết thằng Tây nào.
Ngó điệu bộ của Học. Cường bật cười khanh khách. Cậu bảo Siêu:
- Mày không mau chân lên để nó thả ra đây thì dọn mệt. Đau bụng không chần chờ được đâu.
Lời nhắc nhở của Cường khiến Siêu phải hấp tấp đứng lên. Tuy nhiên cậu cũng càu nhàu mắng:
- Ai cho ăn dữ bây giờ làm phiền tới người khác. Đúng là: “Tham thực nên mới cực thân”.
Không dám há miệng ra đối chọi lại vì biết lỗi của mình. Trung kéo Siêu cùng chạy xuống nhà dưới bỏ Học và Cường ở trên nhà. Đã ngồi vào toa loét rồi, cậu còn dặn với ra:
- Mày phải đứng chờ tao.
Từ bên ngoài, Siêu chọc Trung:
- Cứ từ từ mà tuôn ra cho hết đi. Tao sẽ không dẫn mày đi lần thứ hai đâu thằng khỉ.
Không có tiếng đáp mà chỉ nghe hơi thở khá mạnh rồi đứt quãng bên trong. Siêu mím môi cười thầm toan nghịch làm cho thằng bạn ú tim thì đột ngột... một cái bóng đen lướt qua tầm mắt cậu rồi biến mất. Không kịp nhìn đó là gì, Siêu nổi gai ốc bỏ chạy bình bịch lên nhà để mặc Trung trong toa lét. Cậu trợn mắt lu loa:
- Tao vừa thấy thằng Quang...
Cường và Học vội nhích sát vào nhau:
- Ở đâu?
- Dưới nhà sau.
- Mày thấy nguyên si hình dáng của nó ư?
- Không. Chỉ là một cái bóng đen thui lướt qua mắt.
Học nhấp nhổm vì cơn đau bụng bộc phát mạnh:
- Có khi nào đó lại là con mèo nhà mày không?
Siêu thật thà:
- Mèo nhà tao màu trắng chứ không phải màu đen.
- Thì mèo nhà hàng xóm sang chơi.
- Cũng có thể. Nhưng dẫu sao tao cũng nghe ơn ớn thế nào ấy!
- Thằng Trung đâu?
- Nó còn đang ở dưới.
- Bạo gan nhỉ.
Cường vừa khen thì Trung đã hộc tốc chạy lên. Cậu vung tay đấm vào Siêu lia lịa:
- Đồ xấu xa. Mày tính hại chết tao hay sao mà bỏ tao một mình ở dưới đó! Nói cho biết, tao chưa kịp dội cầu đâu!
Cường sấn tới đỡ giùm Siêu:
- Không sao. Còn thằng Học đang ôm bụng chờ tới phiên...
Học hiền lành đột xuất:
- Tao biết tụi bay đều là bạn bè tốt. Có lộc cùng ăn, có nạn cùng chịu.
Siêu cụng đầu vào vai Học:
- Mày kiếm đâu ra những lời nịnh bợ ngọt ngào vậy. Nhưng dù cho mày không nói tụi tao cũng đâu nỡ bỏ bạn bè. Nào, muốn đi toa lét thì mau lên...
Qua câu chuyện Siêu kể trông thấy bóng đen không một ai dám ngồi lại nhà trên mà cùng đi theo chụm hết vào một chỗ. Học nhát ma đến mức không cần đóng cửa khiến Cường và Siêu bịt mũi:
- Hôm nay hổng biết là ngày gì mà bị tra tấn nhiều chuyện vậy!
Âm thanh của câu nói chưa kịp dứt thì bóng đèn điện ở nhà bếp bỗng tắt phụt nhốt tất cả vào bóng tối và sự huyền bí dội ra từ suy nghĩ của họ. Những bàn tay quờ quạng để tìm nhau, cùng tiếng hỏi lao xao:
- Đứa nào đã tắt đèn?
- Không phải tao. Tao đang đứng đây mà.
- Hay là cả khu vực này cúp điện.
- Cũng không phải. Bóng đèn nhà trên đang cháy sáng kia kìa.
- Vậy thì đích thị...
- Thằng Quang xồm...
Không biết tiếng cuối cùng là của ai, chỉ hay rằng tất cả đã xô chạy lên nhà trên, ngay cả Học... khi phẹc mơ tuya quần chưa kịp kéo.
Dẫu là ai... dẫu làm gì... tốt, xấu... cuối cùng khi chết thì họ vẫn được chôn cất tử tế. Đám ma Quang xồm tuy có ít người tham dự nhưng khá xúc động vì những người thân của cậu đã hối hận chuyện không dạy dỗ cậu nên thân, khiến cậu trở thành con ngựa hoang bất trị.
Ngôi mộ của Quang xồm nằm sâu tận bên trong giáp ranh giữa khu Công giáo và Phật giáo, được người dì và ông ngoại cậu bỏ tiền xây. Tuy không đẹp lộng lẫy song cũng là một mái nhà thật sự của riêng cậu khi đã ngàn thu yên nghỉ.
Sau đám tang, người túc trực ở đó chỉ có mẹ cậu. Tội nghiệp, bà ta đã xấu nay lại càng xấu hơn vì quá đau khổ chuyện mất con. Chiếc vòng bạc mà bà tháo từ tay Quang xồm ra khi người ta tẩm liệm nó, bà đang giữ kỹ trong túi áo như lúc xưa. Có lẽ mãi đến bây giờ người đàn bà khốn khổ này vẫn mơ ước và hy vọng sẽ gặp được người đàn ông đã một lần đi qua đời mình.
Ô định mệnh nghiệt ngã quá nên mới lại sắp đặt thêm những tình huống trớ trêu... Chiều nay vì trời yếu nắng nên không gian không thấy gì làm sáng sủa. Người phụ nữ ăn xin hái đâu ra được nắm hoa dại đem cắm vào chiếc bình trước mộ con. Trong lúc bà đang rì rầm nói những lời tâm sự của lòng mình thì một người xuất hiện, phát ra âm thanh nghe quen thuộc:
- Mụ vẫn còn buồn vì sự ra đi của nó sao?
Người phụ nữ ngước mắt lên:
- Cả đời tui cam chịu khổ vì hai người. Thế mà giờ đây nó chết đi, một người thì không sao tìm được.
Lão Tâm bước tới nhưng giữ khoảng cách ngắn ngủi:
- Ý mụ đang nhắc tới người đàn ông mụ có lần nói...
Người phụ nữ vội thọc tay vào túi lấy chiếc vòng bạc ra chìa về phía lão Tâm:
- Kỷ vật của người ấy đây… lão coi đi tuy nó chỉ là một chiếc vòng bạc cũ kỹ mà ông ta đánh rơi lại song tui đã coi nó như báu vật. Tiếc là thằng Quang xồm đã chết đi rồi vẫn chưa biết cha của nó là ai.
Cầm chiếc vòng người phụ nữ ăn xin đưa mặt lão Tâm chuyển dần từ trắng bệch sang tái tím. Chỉ cần quan sát lão mà không cần phải hỏi người ta cũng biết rõ là lão đang xúc động dữ dội lắm, hay có thể cho rằng lão đang lâm vào tình thế bấn loạn cũng đúng thôi. Bởi chiếc vòng bạc mà người phụ nữ cho là kỷ vật không xa lạ gì với lão nhưng lão đã làm mất nó trong một đêm ấn tượng nhất của đời mình. Ôi, cầu mong lão hoa mắt nhìn lầm... song lời người phụ nữ mải miết kể đập vào tai lão thì không thể nào phủ nhận. Trời ơi... tại sao lại gây nên cảnh oái oăm thế này chứ? Thì ra mãi đến gần hai mươi năm trôi qua sau cái đêm phạm tội bất ngờ ấy, lão mới biết mình có một đứa con. Một niềm vui quá muộn màng, thậm chí quá cay nghiệt với lão bởi nó có còn sống đâu.
Thằng Quang xồm đã nằm yên dưới mộ sâu... Thằng Quang xồm khi sống lão đã từng bị nó tỏ thái độ bất kính. Vậy mà giờ đây nó lại là con của lão... là giọt máu của lão đã vương vãi trong một lần say rượu đã mò ra nghĩa trang lúc nửa đêm hòng chứng tỏ với mọi người rằng mình không sợ ma, thề có trời... chính lão không hề có chủ định phạm tội, mà chẳng hiểu ma quỷ xui khiến thế nào để cớ sự xảy ra. Lúc đó lão cứ ngỡ mình hành động trong mơ... và ý tưởng chuyện không có thật đã kéo dài cho tới bây giờ... để rồi kết thúc bằng lời giải thích phũ phàng mà lão đang nghe thấy. Ôi, tựa như một tiếng sét nổ ngang tai lão vậy. Lão Tâm muốn hét lên thật lớn để mắng chửi cái định mệnh chó chết đã đặt sẵn vào đời lão những tình huống oái oăm. Lão muốn nói to lời xin lỗi thống thiết với người phụ nữ ở trước mặt. Lão muốn dựng cả xác chết của Quang xồm dậy để nói với nó rằng lão là cha của nó... nhưng bộ quai hàm của lão không cử động được, cả chiếc lưỡi phát âm cũng cứng đờ trong miệng, chỉ còn đôi mắt của lão là đang nói, đang ánh lên tia nhìn van xin được tha tội. Cứ thế, lão Tâm đã ở trong tình hình thụ động khá lâu cho tới khi người phụ nữ ăn xin chạm vào tay lão để lấy lại chiếc vòng thì mới hay lão không ổn. Bà ta vội đỡ lão nằm cạnh mộ Quang xồm rồi hỏi:
- Lão bị sao thế này? Chắc ở đây nhiều gió độc nên lão chịu không nổi. Để tui đưa lão về.
Nhưng lão Tâm phát ra cử chỉ muốn ở lại nghĩa trang, lão không nói được bằng lời chỉ quờ quạng bằng tay trên mặt đất tựa như người viết chữ. Người phụ nữ ăn xin ngạc nhiên cắm cúi đọc:
- Chiếc vòng này là của ta...
Chỉ với bấy nhiêu chữ thôi mà đã làm chấn động cả toàn thân người phụ nữ ăn xin. Bà ta té ngồi cạnh lão Tâm, nhìn sững sờ ông rồi tru lên mà khóc:
- Hu... hu... hu... là ông sao? Suốt bấy nhiêu năm tui lại không thể tìm ra được chứ. Bây giờ thì con mình đã chết tui làm sao nói với nó được cái điều mà tui luôn ấp ủ trong lòng... hu... hu... hu...
Thấy lão Tâm lặng thinh chỉ ngó mình bằng đôi mắt đờ đẫn long lanh ngấn nước, bà ta túm lão lắc:
- Nói đi... nói với tui một câu thôi cũng được, tui đã chờ và hy vọng gần hết đời rồi lão có biết hay không?
Song lão Tâm chỉ có thể xiết chặt bàn tay của bà ta lần cuối cùng cũng như lần đầu tiên trong đời. Bởi tim của lão đã ngừng đập và mọi thứ trong mắt chấp chới rồi tắt hẳn. Lão Tâm chết vì không chịu nổi cú sốc khổng lồ vào cái tuổi gần đất, xa trời. Hoàng hôn bắt đầu phủ xuống nghĩa trang, bức màn sẫm màu và sau đó thì tối hẳn. Từ bên ngoài không ai hay biết lại có thêm một bi kịch xảy ra nữa, mà người ta kháo nhau rằng khu nghĩa địa bây giờ đáng sợ hơn khi nghe thấy âm thanh lạ từ trong đó vọng ra.
Quả thật, nào ai có ngờ đâu đó là tiếng khóc, tiếng vật vã đau thương của một kẻ sống dở, chết dở giữa trần gian. Bởi bà ta đã mất đi tất cả những thứ mà là người ai cũng có.
Tiếng khóc trỗi lên lẫn lộn theo tiếng gió, lúc nức nở. Não nùng, lúc giận dữ cuồng điên làm những ai nghe được đều phải rùng mình, thương cảm. Nhất là cậu con trai có lá gan thỏ đế từng làm bạn với Quang xồm, luôn sống trong tâm trạng thấp thỏm lo sợ có một lúc nào đó mình sẽ bị hồn ma thằng bạn đáo để lấy làm cho hồn vía thất kinh. Và thế là họ tụ họp nhau nêu ý định:
- Ngày mai phải kiếm gì làm lễ đem ra mộ thằng xồm cúng nó thôi.

Hết.