watch sexy videos at nza-vids!
Trường Sa, Hoàng Sa Là Của Việt Nam
TRƯỜNG SA, HOÀNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM
TRƯỜNG SA, HOÀNG SA BELONG TO VIỆT NAM
4teen.pro
Haiduongmobile.wap.sh
Thế giới giải trí cho teen Việt
Clip em xinh nóng bỏng, Clip ca sĩ lộ hàng, girl xinh nóng bỏng độ nét cao
truyen ma kinh di

Bóng Hồn

Chương 10 Bệnh tật

Tôi mở cửa phòng ra hành lang, người công nhân vệ sinh còn chưa đi xuống. tôi gọi theo:
- Bác ơi, đợi một chút !
Ông ta dừng bước:
- Là anh à ?
- Bác cho xem một chút.
Tôi bước tới, lật bó quần áo ra xem. Quần áo không được sạch lắm, có vẻ như đang mặc dở. Tôi không dám khẳng định nhưng rõ ràng là của Ôn Kiến Quốc. Tôi sờ tay lên, môi bỗng cảm thấy tê dại, không thể nói thành lời.
Tôi sờ mãi rồi bỗng chạm vào một vật cứng nằm trong túi, có vẻ là một tấm thẻ. Tôi lôi ra, đó là tấm thẻ quảng cáo, loại thẻ quảng cáo kiểu rẻ tiền thường được nhét vào khe cửa nhà người ta, quảng cáo cho một loại thuốc kích thích cường dương không rõ hiệu lực hay không. Phía sau viết mấy chữ nguệch ngoạc cỡ lớn. Chữ quá khó đọc và nhợt màu, không biết có phải là do Ôn Kiến Quốc viết hay không.
Đó là một hàng tám chữ số bắt đầu bằng số 8
Liệu có phải là do Ôn Kiến Quốc viết không? Tôi ngẩn người. Những chữ số này có ý nghĩa gì? Mật khẩu hộp thư của ông ta rõ ràng là sáu chữ số 780918, lẽ nào đây lại là mật khẩu cho hộp thư khác? Tôi hoàn toàn không biết Ôn Kiên Quốc còn có hộp thư khác, có lẽ phải mở chính máy tính của ông ta mới có thể biết được. Chỉ biết rằng căn hộ của ông ta đã bị công an để mắt đến, họ đã khám xét chỗ đó, lúc này không còn cách nào tiếp cận để mà mở máy. Nếu đúng là Ôn Kiến Quốc viết thì rốt cuộc là ông ta định nói gì với tôi? Còn bản thân ông ta đã đi đâu rồi ?
Tôi bỗng nhớ tới giấc mộng hôm qua, dù bây giờ đang là ban ngày nhưng tôi vẫn thấy rùng mình.
- Thế có phải đồ của cậu không? - Người công nhân vệ sinh đó đã bị tôi làm cho hoảng sợ. - Cậu vừa bảo không phải là của cậu nên tôi mới mang đi chứ tôi đâu có ăn trộm.
- Không liên quan gì đến bác. - Tôi vẫn cầm mảnh giấy đó, lật ngược lật xuôi mớ quần áo nhưng chẳng còn thấy thêm cái gì.
Trở lại phòng, tôi bỗng cảm thấy chẳng có việc gì phải làm. Bình thường thì giờ này tôi đang ngồi ở tòa soạn, nay bỗng nhàn rỗi, tôi lại cảm thấy không quen.
Tôi ngồi xuống ghế, moi mảnh giấy đó ra xem lại. Mấy chữ số đó viết nguệch ngoạc, màu nâu đỏ, hơi giống màu sơn nhưng xem kỹ lại có vẻ giống màu máu hơn. Nó nhợt nhạt đến mức gần như không nhìn rõ.
Nhưng nếu ai bảo rằng tối qua Ôn Kiến Quốc đến cửa phòng tôi lột hết quần áo, viết mấy số nguệch ngoạc bằng máu lên mảnh giấy này rồi trần truồng chạy ra ngoài đường phố thì cho dù bị đánh đến chết tôi vẫn không tin.
Tôi ngẩn người ngồi nghĩ rồi một ánh chớp chợt lóe lên trong đầu. Tám chữ số đó có thể là số điện thoại ? Nghĩ đến đó tôi lại thấy rùng mình.
Lâm Bồ Lam chết rồi, đài báo đã đưa tin. Nếu là số điện thoại của Lâm Bồ Lam thì Ôn Kiến Quốc cho tôi để làm gì ? Trong phim kinh dị, khi bấm vào một số điện thoại thần bí là có thể liên lạc với người đã chết. Lẽ nào kiểu cách thần bí này cũng đang xảy đến với tôi ? Tôi lắc đầu, cố gắng quên đi cách nghĩ hoang đường đó. Dù thế nào chăng nữa, nếu không phải là số điện thoại thì chỉ cần bấm một cái là rõ ràng. Còn nếu tám chữ số này là số điện thoại, tôi chỉ cần nói câu xin lỗi gọi nhầm là xong, hoàn toàn chẳng thiệt hại gì.
Tôi nhắc máy rồi bấm số. Mới bấm được ba số tôi đã vội ngừng tay.
Liệu có phải là số điện thoại để liên lạc với Ôn Kiến Quốc sau khi ông ta trốn không? Ôn Kiến Quốc không người thân thích và cũng chẳng nhiều bạn, đến giờ mới chỉ có tôi là hơi thân một chút. Nếu ông ta trốn được khỏi viện tâm thần mà nơi ở đã bị công an giám sát thì cũng không thể quay về, có lẽ ông ta tới đây là để tìm kiếm sự giúp đỡ. Nếu tôi liên lạc được với Ôn Kiến Quốc thì sẽ sao đây ?
Khuyên ông ta đầu thú ? Nếu ông ta không nghe thì sao?
Đang do dự thì điện thoại reo báo bận. Tôi đặt ống nghe xuống, lại tiếp tục do dự. Cuối cùng thì tôi cũng thử bấm cả tám chữ số.
Đầu bên kia là giọng đàn ông " A lô!" giọng lười nhát như chưa tỉnh ngủ, nhưng tôi cũng trút được hơi thở dài. Đó không phải là giọng của Ôn Kiến Quốc, tuyệt đối không. Nhưng biết không phải là giọng của Ôn Kiến Quốc, tôi lại thấy hụt hẫng.
- A lô! Anh gọi ai thế?
Giọng người đàn ông trong máy có vẻ bực dọc, tôi hồi tâm nghĩ một chút mà chẳng biết nên trả lời thế nào. Rốt cuộc cũng chẳng biết người đàn ông đó là ai, điều duy nhất có thể biết được là có lẽ anh ta cũng có quan hệ với Ôn Kiến Quốc.
Đang suy nghĩ xem nên nói thế nào thì ngưởi đàn ông kia nổi cáo:
- Đồ chó chết, đứa nào thế?
Tuy bị chửi, rôi vẫn vội vàng nói:
- Xin lỗi, ông là ai?
Người kia cáu kỉnh hỏi lại:
- Thế ông là ai?
Tôi đang suy tính xem có nên khai tên mình ra không thì ông ta bỗng reo lên:
- A ha, Ôn Khắc đấy hả? Ốm à? Sao lạc giọng thế?
Vừa nghe thấy hai tiếng " Ôn Khắc", toàn thân tôi như bị kim châm, tôi vội nói:
- A, đúng rồi, tôi muốn hỏi một chút, ông nói đến Ôn Kiến Quốc phải không?
Người kia ấm ứ mấy tiếng rồi hỏi lại:
- Ông không phải là Ôn khắc? Vậy ông là ai?
- Tôi là bạn ông ấy, ông có phải là bạn của ông ấy không?
Người kia lại chửi một câu tục tĩu vào điện thoại, nhưng rõ ràng không phải chửa tôi, mà chỉ là tự làu bàu với mình. Ôn Kiến Quốc là một văn nhân, ai ngờ cũng đánh bạn với hạng hạ lưu tục tĩu này.
Nói ra được một câu tục tĩu, coi như ông ta đã được súc miệng. Ông ta nói tiếp:
- Thôi được rồi, thế cái thằng cha này trốn đi đâu rồi, tôi đang cần tìm hắn.
- Tôi cũng không biết nữa
Ông ta bỗng bật cười.
- Có lẽ hắn lại chui vào cái ổ chó để quàng xiên với con nữ văn sĩ ấy rồi. Thẳng ranh Ôn này thế mà hiếu sắc.
Tôi hơi buồn, trả lời:
- Bây giờ ông ta đang lảng tránh mọi người, chắc chẳng làm cái trò đó đâu.
- Ha...ha, hai tiếng cười vang lên trong ống nghe. - Làm ưỡn bụng nữ văn sĩ người ta, chắc lại bị "lão công đội mũ xanh" truy sát chứ gì?
( ý nói ông chồng bị mọc sừng)
- Ông ta là nghi phạm giết người. Công an đang tìm ông ta.
Tôi vừa buột miệng thì giọng người kia đã trầm hẳn xuống, ngừng một lát, ông ta hỏi lại:
- Điều ông nói là sự thật?
- Tất nhiên là đúng rồi?
Tôi chỉ là bạn học với anh ta thời phổ thông, trước đây ít liên lạc, cách đây ít lâu ông ta đến đây tìm còn làm cho tôi thấy lạ, chẳng can hệ gì tới tôi hết.
Lời lẽ ông ta không tục tĩu, nhưng lại có vẻ hoảng loạn, tôi nói:
- Tôi không phải là cảnh sát.
Ông ta "ồ" lên một tiếng có vẻ như bình tĩnh trở lại; im lặng hồi lâu, tôi tưởng ông ta đã đặt ống nghe xuống nhưng lại thấy hỏi tiếp:
- Thế ông định làm gì?
Phải rồi? Làm gì bây giờ? Tôi cứ tưởng rằng số điện thoại này có mối liên hệ với Ôn Kiến Quốc, hóa ra cũng chỉ là bạn học cũ của ông ta. Nếu như người này không đóng kịch thì chắc chắn là ông ta cũng chẳng biết tung tích của Ôn Kiến Quốc. Tôi đang không biết nên nói gì thêm thì người đàn ông cất lời;
- Đúng rồi, Thế Ôn Kiến Quốc có đưa cái gì cho ông không?
Tôi bỗng giật mình. Tay công an đó nói đã tìm thấy một số đồ cổ trong căn hộ của Ôn Kiến Quốc. Cái thằng cha tục tĩu này rất có thể cũng là một tay buôn đồ cổ phi pháp. Hạng người này kiếm tiền nhanh, đang bị công an tìm, nếu như khảo hắn một món cũng coi như kiếm tiền bất chính. Tôi nói:
- Được rồi, để tôi liên lạc với ông, thế ông ở đâu?
Ông ta cười khô khan rồi báo địa chỉ cho tôi. Tôi đáp:
- Được rồi, tôi sẽ đến ngay.
- Tôi là Trần Đào. Đến ngay nhé, ông không đến thì tôi cũng tìm được, số điện thoại của ông là ...phải không? - Ông ta lại cười, không đợi anh ta cười xong tôi đã đặt điện thoại xuống và bước ra ngoài.
Địa chỉ ông ta nói là một nơi hẻo lánh. Ngồi xe buýt phải mất bốn mươi đến năm mươi phút. Khi ngồi trên xe tôi sờ lên chiếc nhẫn trong túi, ước đoán chiếc nhẫn này đáng giá bao nhiêu. tuy chẳng đáng giá bằng pho tượng vàng, nhưng cũng là món đồ cổ, nếu ông ta không cho giá cao, tôi sẽ dọa đi tố giác công an, làm cho ông ta không dám cứng đầu.
Sờ vào chiếc nhẫn, tôi bỗng cảm thấy nôn nao muốn nôn mửa. Bỗng nhiên người tôi lạnh toátnhư bị ai đó dội một xô nước lạnh lên đầu. Tôi không hiểu vì sao mà tôi lại có ý nghĩ như vậy, đi trấn tiền của một tay làm ăn phi pháp! Nếu người đó là hạng côn đồ thì liệu y có thể giết tôi để diệt khẩu?
Tôi càng nghĩ càng thấy sợ, chỉ còn thiếu nước đứng bật dậy để xuống xe. Nhưng chưa kịp đứng dậy, tôi đã nhớ đến câu cuối cùng của ông ta. Ông ta nói gì nhỉ? " Nếu ông không đến thì tôi đi tìm ông" Điện thoại của ông ta rõ ràng là có hiện số máy gọi đến. Chỉ cần biết số điện thoại của tôi là hoàn toàn có thể tra ra địa chỉ của tôi. Tôi nghĩ vậy và tiếp tục ngồi xuống.
Nếu ông ta ngỗ ngược, tôi cũng chẳng cần đòi giá trên trời làm gì, chỉ cần ông ta trả cho một hai trăm bạc là sẽ bán luôn cho. Nghĩ vậy, tôi lại cảm thấy cái thói nghi ma ngờ quỉ của mình thật đáng tức cười. Những kẻ buôn bán bất hợp pháp này cũng xem mạng sống rất quí, đâu có dễ dàng giết người. Nếu không phải vậy thì làm sao mà khi tôi nói Ôn Kiến Quốc bị nghi giết người, ông ta đã hoảng lên rồi vội vã thanh minh như thế.
Xe lắc lư chạy, nhà cao tầng hai bên đường thưa thớt dần, rồi cũng tới cái nơi mà người kia đã nói. Xuống xe, tôi ngắm nhìn tứ phía. Vùng này mới sửa sang lại biển phố, số nhà nên tìm cũng dễ. Người đó dặn là số nhà 147, số lẽ nằm bên phía Nam. Tôi cứ lần theo đến 147 thì bỗng sững người. Đây là cả một khối nhà hoành tráng, diện tích rộng lớn tới hàng nghìn mét vuông, ngoài cổng treo tấm biển rất lớn ghi mấy chữ " Viện nghiên cứu vi sinh".
Người kia cũng là một tay trí thức? Tuy cũng có nhiều trí thức đi buôn lậu song thực tế mà tôi trông thấy khác xa điều tôi tưởng tượng. Nhưng như thế tôi lại thấy yên tâm. Trong một viện nghiên cứu như thế này, cho dù người kia có máu côn đồ thì cũng chẳng xảy ra chuyện gì với tôi.
Tôi đang định bước vào thì một ông già xuất hiện trước mặt tôi, đột ngột như từ lòng đất chui lên gọi:
- Này, cậu tìm ai?
Tôi đứng sững trả lời:
- Tôi tìm Trần Đào, ở đây có người này không?
- À, Tiến sĩ Trần, điền ngay vào phiếu tiếp khách đi.
Ông lão chỉ tay về phía phòng trực rồi bước đi trước. Đến đó ông ta lấy ra một tờ giấy rồi bảo:
- Điền vào đây, đợi một chút để anh ta ký xong thì lấy ra.

Phiếu tiếp khách không phức tạp lắm, cũng gồm tên khách tới, số chứng minh thư, tên người cần gặp, lý do gặp...có lẽ Viện nghiên cứu vi sinh là nơi nhạy cảm nên cần làm thế để tiện bề tra xét. Nhưng cái tay Trần Đào tục tĩu như thế mà lại là Tiến sĩ cơ à? Điều này thực sự làm tôi bất ngờ.
Tôi điền xong phiếu, đưa cho ông già, hỏi:
- Trần Đào ở đâu ạ?
- Ở cái nhà trắng nhỏ bên kia, mỗi mình ông ta ở đấy, cứ gõ cửa là gặp.
Ông ta bảo là căn nhà nhỏ bên phía Tây có sân rộng, nhiều người mặc blu trắng vội vã qua lại làm tôi có cảm giác như trong bệnh viện.
Ngôi nhà trắng nhỏ đó cũng rất sạch sẽ, cửa đóng chặt, tuy ông già bảo cứ gõ cửa là gặp, nhưng lại thấy rõ ràng là có nút bấm chuông bên cửa nên tôi đã bấm vào đó. Chẳng thấy tiếng reo, có lẽ hỏng mà không sửa, tôi lại gõ cửa.
Đang gõ cửa thì thấy có tiếng chân người vội vã chạy ra. Cửa vừa mở, một người đàn ông đeo kính có mắc dây đeo bằng vàng thò đầu ra nhìn tôi. Tôi sững sờ, người này từ đầu đến chân rất chỉnh tề, đầu tóc cũng rất sạch sẽ có lẽ chải bằng dầu bôi tóc loại Moss. Nếu có con ruồi mà đậu vào đó ắt phải trượt chân ngã lộn cổ, thật chẳng giống anh chàng tục tĩu trong điện thoại tí nào.
Tôi đang ngần ngừ thì ông ta hỏi luôn:
- Xin hỏi ông là bạn Ôn Kiến Quốc phải không? - Đúng là cái giọng tôi nghe thấy trong điện thoại.
Tôi vội vàng đáp:
- Vâng, xin hỏi ông là Trần Đào?
- Là tôi, mời vào.
Bên trong rất sạch sẽ, sạch đến mức làm người ta mất cả tự nhiên, còn một phòng quây riêng bằng kính, một đống dép sạch để trước cửa, bên trong là máy móc thiết bị. Tôi hơi ngẩn người hỏi:
- Đây là phòng vô trùng sao?
- Cũng chẳng khoa trương đến thế đâu. - Ông ta cười, điệu cười cũng khá bình dị chẳng giống tí nào với giọng điệu nghe qua điện thoại.
- Phòng nghiên cứu, chỗ nào mà chả thế, không sao đâu, ông cứ thay dép rồi vào đi, thế còn thứ mà Ôn Kiến Quốc bảo ông mang đến đâu?
Tôi thò tay vào túi rồi lấy ra cái nhẫn ra với chút ngập ngừng. Thằng cha Trần Đào này chả có tướng mạo của kẻ buôn lậu đồ cổ tí nào. Tôi thậm chí không thể liên tưởng được con người này với kẻ đã gọi tôi là đồ chó chết trong điện thoại. Tôi vừa chìa tay ra trước mặt ông ta, ông ta đã hớn hở đón nhận, khi tôi xòe bàn tay ra thì ông ta có vẻ cụt hứng hỏi:
- Là cái gì thế này?
Không đúng sao, tôi bỗng hơi hoang mang nói:
- Thứ này là đồ cổ đấy chứ!
- Tôi biết là đồ cổ, nhưng Ôn Kiến Quốc bảo cậu mang thứ này đến đây là có ý gì? - Tôi đột nhiên hiểu ra mình đã lầm. Rõ ràng là ông ta chưa hề nói với tôi điều gì là đồ cổ, tất cả chỉ do tôi tưởng tượng. Nhưng tôi làm sao mà biết được Ôn Kiến Quốc đã từng đưa cho ông ta những gì.
Tôi chỉ còn cách gân cổ lên mà nói:
- Nhưng Ôn Kiến Quốc đã đưa cho tôi cái này, tôi cũng chẳng hiểu ý ông ta ra sao.
Ông ta nheo mày, cầm lấy chiếc nhẫn từ tay tôi, còn tay kia đưa lên chỉnh chiếc kính mắt có sợi dây vàng với hai ngón tay. Ông ta ngắm nghía một hồi rồi bỗng một tia sáng lóe lên trong ánh mắt:
- Đợi một chút, để tôi xem xem.
Ông ta ngồi vào trước bàn, trên bàn có kính hiển vi. Trần Đào chỉnh độ cao kính hiển vi rồi lấy một tấm kính đỡ xuống dưới và đặt chiếc nhẫn lên. Ông ta điều chỉnh kính hiển vi với bộ dạng rất chăm chú. Tôi lặng im không nói gì, chỉ chăm chú nhìn ông ta làm, chẳng hiểu ông ta có tìm thấy vi sinh vật nào trên chiếc nhẫn này không.
Xem xét hồi lâu, ông ta xoay bộ mặt đưa ma lại phía tôi:
- Đúng là Ôn Kiến Quốc bảo là mang cái này đến cho tôi sao?
Tôi đã biết mình suy đoán nhầm, đang định kiếm cớ để chuồn mau cho xong, thấy ông ta hỏi thế tôi vội nói:
- Cũng không hẳn thế, ông ta để nó ở chỗ tôi, lại đưa cho tôi số điệnt hoại này, tôi cũng chẳng hiểu thế là có ý gì.
Ông ta trả chiếc nhẫn cho tôi, nói:
- Thế ông ta đã bao giở cho cậu xem một chất gì đấy giống như mực chưa?
Toàn thân tôi lại rùng mình. Rõ ràng, ông ta đã nhận ra sự bất thường của tôi, tôi vui vẻ gật đầu.
- Ông cũng thấy rồi? Ở đâu? Phải hết sức cẩn thận đấy, phải đậy kín, không để ánh sáng mạnh chiếu vào.
- Tôi chưa thấy. - Sự thất vọng lớn hiện lên trong mắt ông ta.
- Thế mà tôi đã được thấy.
Ánh mắt ông ta lại lộ ra vẻ hân hoan, reo lên:
- Ở đâu? Có còn không?
Tôi lắc đầu:
- E là chẳng còn nữa, ngày trước tôi cứ tưởng là mực đen, dính lên đĩa mềm, thế rồi chẳng hiểu thế nào nó lại đẩy lên màn hình.
- Chính là cái đó. - Ông ta vui sướng nói, hai bàn tay xoa vào nhau. - Trời ơi, chính là cái đó, cậu nói mau, ở đâu còn.
Tôi lắc đầu:
- Sau đó lại phát hiện ra một mảng lớn ở trên tường nhưng đã bảo công nhân vệ sinh chùi đi nên chẳng còn gì nữa, hêt sạch rồi.
Ông ta thừ người ra, không hề giấu diếm nỗi thất vọng.
- Hết rồi mà cậu vẫn kể hăng hái thế để làm gì. Ôi, thật đáng tiếc, nếu không rất có thể được giải thưởng về sinh học đấy. Mẹ nó, cái thằng Ôn Kiến Quốc, phải dựa vào hắn rồi hắn bỗng có chuyện, hắn đã giết ai hả? Thế cậu có biết bây giờ hắn đang ở đâu không?
Ông ta đưa ra cả đống câu hỏi nhanh như súng máy làm tôi không sao trả lời kịp. Tôi ngừng một lát trả lời:
- Tôi cũng chẳng biết bây giờ ông ta ở đâu. Cái ông nói rốt cuộc là cái gì thế?
Ông ta nghĩ ngợi một chút rồi nói:
- Thư thả đã, để tôi cho cậu xem cái này.
Ông ta lôi ra chùm chìa khóa, mở một ngăn kéo bàn, lật giở một hồi rồi lấy ra một tập ảnh nói:
- Cậu xem đi.
Ảnh chụp rất mờ, có thể thấy đó là ảnh chụp dưới kính hiển vi nhưng độ nét chưa được chuẩn, phía trên là cả khối đen sì, tôi nhìn thế nào cũng không ra hình thù vật gì, chẳng khác bức tranh sơn dầu tồi tệ theo chủ nghĩa Phăng-tê-di. Tôi hỏi:
- Đây là cái gì?
- Ảnh Amiba, không gian hai chiều.
- Sao cơ? Tôi không hiểu lời anh ta nói, anh ta lập tức định thần lại nói thêm:
- Đây là cách chọn từ ở hội tôi. Cậu biết Amiba chứ?
- Trùng biến dạng Amip.
Anh ta toác miệng cười, đánh ngón tay kêu tanh tách:
- OK, cậu cũng hiểu một chút đấy, Amip là vi trùng đơn bào thuộc ngành động vật nguyên sinh nguyên thủy nhất. Vì có thể thay đổi hình dáng dễ dàng nên theo thói quen vẫn gọi là trùng biến dạng. Amip có nhiều chủng loại nhưng chỉ có một loại gây ra bệnh tật cho con người được gọi là Amip mô lỏng như các loại Amip gây sưng gan, Amip gây viêm màng não, Amip gây bệnh lị, Amip viêm ruột...
Tôi chẳng đợi anh ta nói hết, vội chen ngang:
- Xin đợi một chút, tôi không hứng thú lắm với chủ đề này, anh bảo thật ra đây là cái gì? - Anh ta thở dài, chỉ chiếc ghế bên cạnh nói:
- Ngồi xuống đã. Đó đều là chuyện của mấy hôm trước, hôm đó tôi đang làm một thí nghiệm nuôi vi sinh thì bỗng nhận được điện thoại của Ôn Kiến Quốc. Ông ta là bạn cùng lớp thời phổ thông, vào đại học chúng tôi chẳng còn liên lạc gì với nhau. Hôm đó nhận được điện của ông ta, tôi rất bất ngờ. Tôi hỏi làm sao mà ông ta biết tôi, ông ta bảo ngẫu nhiên thấy được một bản luận văn của tôi đăng trên Tạp chí Y học, mặt sau có ghi chú tiểu sử tóm tắt vá cách liên lạc với tôi.
Nói đến đây Trần Đào ngồi xuống, cầm một cái cốc:
- À, mà tôi còn chưa pha trà mời cậu.
- Không cần đâu, ông nói đi, Ôn Kiến Quốc tìm ông có việc gì?
Mặc dù còn chưa hiểu về những thuật ngữ trong câu chuyện của ông ta nhưng tôi bỗng bị ông ta lôi cuốn. Ôn Kiến Quốc tìm ông ta, chắc chắn không vì tình bằng hữu bấy lâu nay mà đây mới thực là mục đích chính. Ông ta nhấp một ngụm nước, nói tiếp:
- Cậu không uống thì thôi. Hôm đó ông ta vừa thở hổn hển vừa nói trên điện thoại cứ như vừa chơi gái xong, rằng có thứ để cho tôi xem. Lúc đầu tôi hiểu lầm nên bảo ông ta là vi trùng gây bệnh giang mai thể xoáy ốc trắng, bất kỳ xét nghiệm máu thường quy nào ở chuyên khoa bệnh tình dục cũng có thể phát hiện ra. Nhưng ông ta bảo không phải là chuyện đó. Và kể về cái bóng rất kỳ quái, có thể vận động, vận động cực kỳ nhanh.
Đúng rồi, chính là những thứ Ôn Kiến Quốc đã viết. Từ hồi nào đến giờ tôi chưa hế nghĩ theo hướng vi sinh. Nếu như đó là những vi sinh vật kỳ lạ thì đã có hướng lý giải hợp lý hơn. Đây là loại vi sinh mới mà đến giờ y học chưa hề biết đến. Lâm Bồ Lam đã đi khám bệnh, bác sĩ lại đem những thứ đại loại như kết tủa sắc tôí ra mà hù dọa cô ả. Tay thầy thuốc dốt nát đó hoàn toàn chẳng biết đây là căn bệnh gì.
Tôi hỏi:
- Có phải là vi sinh vật không?
Trần Đào dẫu môi về phía những tấm ảnh tôi cầm trên tay nói:
- Chính là cái đó, tôi cũng cảm thấy hứng thú nên mới bảo anh ta mang đến cho xem. Nhưng khi mang tới đây thì những thứ này không còn động đậy được nữa. Tôi thật là vô ý, chỉ lo quan sát trên kính hiển vi, nhưng lại chẳng biết nó là cái gì. Cứ cho chất đó là mực nhưng dưới kính hiển vi vì lẽ ra phải thấy được những hạt sắc tố nhỏ bé, đằng này tôi lại chỉ phát hiện ra một mảng đen liên tục.
- Không phải là vi sinh vật?
Anh ta bỗng nóng đầu nói:
- Vi sinh vật là cái gì? "Vi: mà, cái thứ đen sì mà Ôn Kiến Quốc mang đến đây đựng trong túi nilon to bằng cái móng tay, to hơn phần lớn các loại côn trùng, thế thì còn gọi là "vi" sao được. Đã thế tôi hoàn toàn không thấy dáng dấp nào của tế bào, chỉ là một khối đen sì. Ôn Kiến Quốc gọi là cái bóng xem ra cũng có lý, và chúng có thể là những cái bóng thật.
Chẳng hiểu vì sao trong tôi bỗng trào lên nỗi thất vọng khó nói thành lời. Tôi nhớ ra rằng ở ban biên tập đã có mấy người từng thảo luận rằng cái bóng liệu có thể có sự sống , còn vị chuyên gia trước mắt tôi đây lại đang nói rằng liệu có thể đó là những cái bóng. Tôi nói:
- Nhưng, liệu những cái bóng có thể tồn tại độc lập?
- What's in a name? That which we call a rose by any name would smell as sweet Tôi ngẩn người. Đoạn tiếng Anh anh ta nói ra là của Shakespeare: "Tên là gì nào? Hoa hồng được thay bằng cái tên khác thì hương thơm vẫn ngọt ngào" Ta có thể bắt gặp câu nói này trong nhan đề cuốn tiểu thuyết. "Tên của hoa hồng" của nhà văn Ý Eco. Tôi còn nhớ, lần đầu đọc cuốn tiểu thuyết suy lý mô tả thời trung cổ đó, tôi đã rất thích và cũng rất tâm đắc câu nói của Shakespeare nói trên, thật khó mà tin được.
Đúng thế! Tên có ý nghĩa gì chứ? Cái bóng chẳng qua là cách gọi mà thôi. Dù những thứ màu đen đó không phải là bóng thì ta vẫn có thể đặt tên chúng là cái bóng. Và trông chúng vẫn đáng sợ, có thể làm tan chảy cả người đang sống. Tôi lại thấy ớn lạnh; cứ nghĩ đến cảnh tượng thân thể lão già đó nứt toát ra dưới ánh trăng như mô tả của Ôn Kiến Quốc, trong tôi lại trào dâng một nỗi sợ không nói nên lời.

Thực ra, đáng sợ hơn còn có một sự kiện khác...
- Nếu có thể tìm ra chứng cứ, giải Nobel y học năm nay chưa biết chừng sẽ thuộc về tôi, chấn động cả thế giới ấy chứ.- Trần Đào lại xoa xoa hai bàn tay, chìm đắm trong tưởng tượng của mình. - Mẹ nó chứ, một cơ hội tuyệt thế mà để vuột mất.
- Thế còn cái mẫu vật mà Ôn Kiến Quốc cho ông thì sao?
- Chính là cái này. Lúc đó tôi không biết, khi quan sát đã để cường độ ánh sáng quá mạnh. Lúc mới bắt đầu còn chưa phát hiện ra, nhưng rồi đã thấy cái bóng này co lại rất nhanh, tôi chỉ còn kịp chụp được mấy tấm ảnh đó. Vội quá, tiêu cự cũng không kịp chỉnh đúng, mẹ nó. - Anh ta làu bàu đầy miệng tục tĩu, chẳng hề giống một người đã được đào tạo bậc cao.
- Thứ này sợ ánh sáng, hình như cũng có điểm tới hạn, vượt qua điểm tới hạn đó sẽ phát sinh hiệu ứng tuyết lở, thoắt cái đã biến hết. Hơn nữa, cái mà tôi được thấy chắc chắn chỉ là thi thể của cái xác đã chết hoặc là trong trạng thái bào tử, hoàn toàn không thể hoạt động. Giá như có được mẫu vật sống, chắc chắn sẽ có thể làm chấn động cả thế giới vi sinh học, kiếm được cái giải Nobel.
Đúng là mơ giữa ban ngày, tôi ngắt lời anh ta.
- Vậy sao lại gọi là Amiba không gian hai chiều?
Anh ta tỉnh lại:
- Ôi, cái tên này là tôi đặt ra, chẳng thể nói được nó là cái gì, thậm chí cũng chẳng có độ dày. Cậu thử xem cái ảnh này.
Anh ta chỉ vào một tấm ảnh. Hình ảnh rất mơ hồ, tôi chẳng thấy cái gì hay ho trong đó, tôi hỏi:
- Có chuyện gì trong ảnh đó?
- Hãy xem vùng rìa, có dấu vết nứt nẻ nhưng vẫn là một mặt bằng. Tấm ảnh này đã được phóng đại 100000 lần, một tế bào hồng cầu đã khuyếch đại to lên bằng bánh xe ô tô, thế mà cái mảng màu đen này lại hầu như chẳng có độ dày, còn mỏng hơn một con Amip không biết bao nhiêu lần. Nói cách khác, dù là có độ dày thì kỹ thuật hiển vi ngày nay cũng chưa thể đo được, cbưa biết chừng có thể mỏng đến cấp độ nguyên tử. Thật là kỳ diệu, thế giới sao còn có thứ tuyệt diệu đến thế.
Anh ta ra sức tán thưởng, tôi nhìn vào tấm ảnh nét mờ đó hỏi thêm:
- Như vậy, sau khi thâm nhập cơ thể con người, loại Amip này có thể tạo ra triệu chứng bệnh lý gì không?
Anh ta ngẩn người rồi bỗng nói:
- Phải rồi, nhưng tôi lại chưa tìm thấy. Sao cậu lại nghĩ tới chuyện cảm nhiễm vào cơ thể người? Với độ dày của loại Amip này, mảng tế bào chắc chỉ như tầng sương mù, trời ơi, giá mà được thấy thể trạng sống của nó thì tuyệt biết bao, chấn động thế giới là cái chắc.
Tôi hơi sốt ruột hỏi:
- Nhưng có triệu chứng bệnh lý nào không?
- Với độ dày như thế chắc là sẽ chẳng có ảnh hưởng gì đến cơ thể con người.
Tôi ngạc nhiên hỏi:
- Có chuyện đó?
- Chỉ là phán đoán của tôi. Thứ này tương đối yếu ớt, mà lại có thể không tiết ra chất độc gì, tôi thật sự không nghĩ ra được là có thể gây ra chứng bệnh gì hay không, cũng giống như khi đi ăn cơm, có thể anh vô tình nuốt vào một hạt sạn nhỏ, rồi nó sẽ được thải ra theo đường bài tiết.
- Thế nhưng virus cũng rất nhỏ bé...
- Virus là chuyện khác. - Ông ta cầm một cuốn sách dày trên bàn, có vẻ như muốn cho tôi nghe một bài giảng, tôi vội vàng nói:
- Thật sự là không có ảnh hưởng gì chứ? Tôi cứ cảm thấy Ôn Kiến Quốc lúc đó có những biểu hiện khác thường.
- Chuyện này tôi không dám chắc chắn. Thế giới rộng lớn quá, những điều ta hiểu chưa được nhiều, như chuyện nội tiết của cơ thể con người mãi đến bây giờ cũng vẫn chưa có cách gì tìm hiểu triệt để. - Ông ta nghĩ ngợi rồi nói tiếp. - Loại Amip này nếu nhiễm vào cơ thể người, ảnh hường lớn nhất có thể là vào hệ thần kinh.
- Phát điên?
Ông ta suy nghĩ rồi lắc đầu:
- Tôi không biết. Mẹ nó, cái thằng cha Ôn Kiến Quốc chẳng biết lấy ở đâu ra cái thứ này. À, phải rồi, thế cậu là ai?
Ông ta ngắm tôi với vẻ hoài nghi, tôi cười, miễn cưỡng trả lời:
- Tôi chỉ là một người bạn của Ôn Kiến Quốc.
- Thế thật ra cậu với hắn có liên lạc với nhau không? - Ông ta do dự một chút. - Nếu cậu có thể liên lạc với hắn thì bảo hắn rằng cố gắng mang thêm một chút thứ này về đây cho tôi xem.
Tôi cười cay đắng, Ôn Kiến Quốc đã như giọt nước bốc hơi tan biến vào không khí, không còn để lại dấu vết, tôi hoàn toàn không nắm được hành tung của ông ta. Nhưng tay Trần Đào này hình như đã nhìn nhận đúng là tôi với Ôn Kiến Quốc vẫn có liên hệ với nhau. Tôi nói:
- Được thôi, nếu tìm được ông ta, tôi sẽ báo ông. - Vừa nói tôi vừa bước ta cửa.
- Đừng quên chuyện này nhé! - Ông ta đuổi theo. - Phát hiện này có thể làm đảo ngược cả thế giới vi sinh đấy. Sự tồn tại của sinh vật với kích thước nguyên tử sẽ là chuyện làm cho nhiều chuyên gia phải phát điên. Cậu tuyệt đối không được nói với ai, có tin tức gì thì báo tôi ngay. - Ông ta vừa nói vừa sờ vào trong túi lôi cái ví ra. - Phải rồi, tôi đưa trước cho cậu ít tiền, bảo Ôn Kiến Quốc liên lạc với tôi. Tìm được hắn, tôi cho cậu thêm.
Tôi đẩy tiền của ông ta lại:
- Tôi thật sự không biết, Ôn Kiến Quốc hầu như biến mất rồi, tôi cũng đang đi tìm ông ta.
Rời khỏi cái viện vi sinh đó, tôi lại lên xe buýt, vừa vân vê tờ tiền giấy vừa nhớ lại bài học về sinh vật của Trần Đào. Amiba không gian hai chiều? Tôi không tin là có thứ đó, con Amip ăn thức ăn bằng cách biến dạng, nếu bóng đen chỉ có kích thước nguyên tử, không lẽ nó phải nuốt nguyên tử để sống? Thế nhưng, lần này thì ít nhất tôi đã biết sự bất thưòng của Ôn Kiến Quốc, rõ ràng là có liên quan tới những thứ màu đen kia, bản thân ông ta cũng đã phát hiện ra điều đó.
"Ảnh hưởng tới hệ thần kinh" - Đúng là Ôn Kiến Quốc đã thay đổi rất nhiều, cứ như đã trở thành người khác vậy. Phán đoán của Trần Đào rất có thể đúng. Bây giờ nên làm gì đây? Tôi những tưởng Ôn Kiến Quốc cung cấp số điện thoại này là để tôi nắm được hành tung của ông ta,hóa ra là không phải. Vậy ông ta có dụng ý gì đây và tại sao lại đến chỗ tôi, tại sao không nói thực với tôi mà lại báo cho tôi biết theo cách kỳ cục như thế này?
Hoàng hôn đã buông xuống, những tia nắng lướt qua cửa sổ xe buýt như những bó tơ vàng óng. Lúc này đang tan tầm, xe chật cứng, khách chen chúc nhau. Tôi ngồi bên cửa sổ, ngây người ngắm nhìn cảnh vật nối tiếp lùi dần về phía sau rất nhanh. Cảnh vật ở xa lướt qua chậm làm cho những cảnh rất xa lại như đang tới gần. Hãy quên đi cái chết của Ôn Kiến Quốc, mặc kệ giải Nobel của Trần Đào. Điều tôi phải lo lúc này là tìm việc làm, kiếm cơm nuôi thân.
Vừa nghĩ đến chuyện kiếm cơm tôi lại cảm thấy một cảm giác là lạ đang xâm chiếm tâm hồn. Khẩu vị của tôi ngày càng tồi tệ, cáng ngày càng chán chẳng muốn ăn, mà tôi cũng chẳng thấy đói. Hệ tiêu hóa của tôi có vấn đề gì sao? Người xưa vẫn có câu: "Không ăn không uống ắt thành Tiên" - Tôi mà được như thế thì may mắn quá. Thất nghiệp hay không chẳng còn quan trọng nữa, cứ kiếm chỗ nào đó dễ chịu, suốt ngày ngắm trời, ngắm đất lại chẳng sướng đời. Tôi bất giác mỉm cười, tự chữa thẹn. Mặt trời đã khuất sau núi, trời tốt rất nhanh, tôi thấy hình ảnh của mình hiện ra từ cửa kính xe thật ngộ nghĩnh, có lẽ do kính không được phẳng cho lắm. Cái bóng của tôi khi cười sao mà nham hiểm đến thế.