watch sexy videos at nza-vids!
Trường Sa, Hoàng Sa Là Của Việt Nam
TRƯỜNG SA, HOÀNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM
TRƯỜNG SA, HOÀNG SA BELONG TO VIỆT NAM
4teen.pro
Haiduongmobile.wap.sh
Thế giới giải trí cho teen Việt
Clip em xinh nóng bỏng, Clip ca sĩ lộ hàng, girl xinh nóng bỏng độ nét cao
truyen ma kinh di

Thiên đường của quỷ

Hạnh ôm khư khư gói đồ, thỉnh thoảng cô ngước mắt nhìn lên trần máy bay, xem đống hành lý trên đó có còn nguyên hay không. Cô chiêu đãi viên hàng không người Ðại Hàn đi ngang qua nhắc Hạnh bằng tiếng Anh:

-Xin cô để gói đồ dưới chân, máy bay sắp sửa cất cánh.

Người mới ngồi xuống bên cạnh Hạnh, có lẽ là Việt kiều, mỉm cười thông dịch dùm:

-Cô ấy nói trên máy bay không cho ôm đồ, cô để xuống đi, nên nghe lời người ta.

Hạnh đỏ mặt dạ nhỏ, cô cúi xuống cẩn thận để gói đồ giữa hai chân. Lúc Hạnh đưatay lên người ta thoáng thấy trên lưng áo bà ba lộ rõ nhiều vết sờn bạc màu, đây là chiếc áo được coi là tươm tất nhất của cộ Hạnh ngả người ra thành ghế, bây giờ cô mới thấy mệt mỏi nhưng cô không dám ngủ, cô sợ mình ngủ quên, ngộ lỡ máybay đến nơi mà cô không biết, rồi người ta lại cho máy bay về Việt Nam thì sao? Người đàn ông Việt kiều hình như nhận thấy được vẻ lo lắng bồn chồn của Hạnh,ông gợi chuyện:

-Có lẽ cô chưa quen đi máy bay?

Hạnh e dè gật đầu:

-Dạ, thưa ông, lần này tui đi theo diện đoàn tụ với chồng tui bên Mỹ, tui sợ caolắm...nhưng mà còn cách nào hơn!

Nói xong Hạnh mỉm cười, một nụ cười hiếm hoi trên khuôn mặt lúc nào cũng buồn bã đăm chiêu Mỗi lần nghĩ đến Cường, chồng cô, là cô lại cảm thấy lòng mình ấm lạị Cường là niềm hy vọng mà Hạnh ráng bám víu vào để sống, sau khi đứa con duy nhất của hai người là bé Châu bị chết. Hơn mười năm nay, Hạnh cảm thấy mình rất may mắn, Cường vẫn nhớ tới mẹ con cô, dù trong hoàn cảnh nào, cô nghĩ Cường vẫn chung thủy với cô cũng như cô đã chịu bao nhiêu là đau khổ vì chồng con. Hai bàn tay Hạnh chai cứng sần sùi vì phải thức khuya đậy sớm vo gạo, nấu xôi mỗi ngày. Trong khi Cường bị đầy trong trại cải tạo, Hạnh ở ngoài mở hàng xén bán xôi nho nhỏ, chắt chiu để dành tiền, lo chạy chọt, thăm nuôi chồng và lo lót đường cho Cường vượt biên khi anh được thả ra. Không ngờ mới đó mà đã hơn mười năm cô mới có cơ hội đoàn tụ với Cường. Mắt Hạnh lại đỏ lên, cô len lén lấy tay chùi nhanh khoé mắt, không muốn khóc ở đây. Lát nữa, mười mấy tiếng nữa thôi, khi gặp mặt chồng, cô sẽ khóc cho đã, những giọt lệ Sung sướng chứ không tủi thân như bây giờ.

Tiếng người lao xao trong phi trường gọi nhau ơi ới làm Hạnh nôn nao, cô nhướng mắt kiễng chân nhìn ra xa, trong lòng nóng nảy không yên, thỉnh thoảng Hạnh đưa tay lên vuốt tóc. Lúc nãy vô phòng vệ sinh, Hạnh đã thoa nhẹ một lớp son mỏng lên môi cho khuôn mặt đỡ vẻ tiều tụy. Càng chờ lâu, cô càng lo, hay là có chuyện gì không may xảy ra cho Cường. Trước khi lên máy bay, má cô đã dặn dò:

-Con à, con đi chuyến này hỏng biết lành dữ ra sao, số con hỏng ở gần được vớingười thân, con của con chết rồi, nếu con thấy ở bên đó không vui hay thằngCường nó xử tệ với con, con về đây ở với má, mẹ con mình bán xôi nuôi nhau..

Ôm bọc đồ trong tay, nhớ lời má nói Hạnh lại thấy mình bơ vơ quá, cô rưng rưngmuốn khóc, bây giờ chỉ có Cường là lẽ sống, không có anh, cuộc sống này đối với cô vô ý nghĩa. Ðứng lóng ngóng một hồi lâu cảm thấy mệt, Hạnh dợm ngồi xuống, nhưng cô lại đứnglên ngay, cô như vừa chợt thấy từ xa bóng Cường đang đi lại phía mình. Hạnh reo lên, vẫy tay:

-Anh ơi, em ở đây nè...

Chưa nói dứt câu, Hạnh vội khựng lại, cô thấy Cường có vẻ ngượng ngùng, miệng anh nhếch lên như cười mà không phải cười, chân anh như đi chậm hơn. Ðằng sau lưng Cường có bóng người đàn bà đi vượt lên song hàng với anh, người đàn bà ăn mặc sang trọng, khuôn mặt được tô điểm phấn son thật kỹ. Những gì Hạnh mong được nói với Cường tự dưng cô quên hết, cô nhìn Cường mắt rưng rưng nhòa lệ, chồng cô không ôm cô như cô tưởng tượng, anh đang nắm tay người đàn bà sang trọng kia. Cường lên tiếng, giọng anh cố làm ra vẻ khô khan:

-Xin lỗi em, "tụi anh" bị kẹt xẹ...

Người đàn bà trơ trẽn tự giới thiệu:

-Tui tên Mỹ, anh Cường có nói qua với tui dzìa cô, tui với anh Cường có bàn với "nhau" rồi, nếu cô thích thì dzìa ở với tụi này, ủa, mà thằng nhỏ con cô đâu rồi? Nó tên gì vậy?

Hạnh run run nhìn Cường:

-Bé Châu chết rồi, nó bị lao phổi chết cách đây mấy tháng, em chưa kịp báo cho anh hay...

Cường thảng thốt kêu lên, anh lập lại:

-Em nói bé Châu con của mình? Nó chết rồi sao?

-Sao hông nói trước? Vậy là anh đã tốn tiền mua dư một vé máy bay rồi đó, đúng là một vụ lừa đảo mà, con chết rồi còn qua đây làm chi.

Tiếng người đàn bà chua ngoa làm Hạnh sợ hãi, cô co rúm người lại, tay ôm lấy gói đồ, cô nhìn Cường cầu cứụ Cường phân bua:

-Hạnh à, có nhiều việc anh không tiện nói hết cho em hiểu, nhưng tụi mình xa nhau lâu rồi, anh bảo lãnh cho em cũng chỉ vì cái nghĩa, vì tương lai của thằng Châu

Mỹ tiếp lời, cánh tay Mỹ quàng qua tay Cường:

-Phải, cô chỉ là vợ trên giấy tờ với ảnh thôi, mười năm nay cô đâu biết tụi tô icực khổ tới cỡ nào mới có được ngày hôm naỵ Tui cũng có hai đứa con với ảnh...

Cường gạt ngang:

-Em để từ từ anh nói, Hạnh mới qua đây mà, em làm cho cổ sợ đó.

Cường và Mỹ còn nói nhiều lắm, nói những lời mà Hạnh không muốn nghe, Hạnh theo hai người ra xe mà tâm trí của cô như để đâu, lòng cô trống rỗng. Ngồi băng sau ôm chặt gói đồ lên ngực, Hạnh nhắm mắt khóc thầm :

-Châu ơi, má khổ quá con ơi!

Cường vừa lái xe vừa đưa mắt nhìn lên kính chiếu hậu theo dõi từng cử chỉ của Hạnh, lòng anh cảm thấy ray rứt niềm hối hận. Bên tình, bên nghĩa biết làm sao đây? Mấy tháng nay anh lo lắng ghê lắm, anh biết rõ anh là một con người yếu hèn, nếu lần này anh không cương quyết dứt khoát và cứng rắn thì cũng chẳng đi đến đâu, hy vọng Hạnh sẽ mau nguôi ngoai. Cường hỏi đi hỏi lại Hạnh mấy lần mà Hạnh vẫn không trả lời, Mỹ bực mình lớn tiếng:

-Cô Hạnh ngủ rồi sao?

Hạnh giật mình ngơ ngác:

- Dạ? Xin lỗi, nãy giờ tui đâu có nghe thấy gì đâu?

-Anh Cường ảnh hỏi cô là thằng Châu mang bịnh hùi nào? Sao chết mau quá vậy? Mấy tháng trước còn thấy hình của nó khoẻ cùi cụi, mà nó được chôn ở đâu?

Hạnh đưa mắt nhìn lên, cô bắt gặp ánh mắt của Cường trên tấm kiếng chiếu hậu, cô liền quay mặt ra đường:

-Bé Châu bị bịnh từ hồi nhỏ, hồi nó sinh ra đã ăn uống thiếu thốn, nhà lạ inghèo, hỏng có tiền đi bác sĩ...

Hạnh mang thai Bé Châu vào khoảng tháng Tư năm 1975, thời gian đó thật là khókhăn. Khi bé Châu ra đời thì đã không gặp mặt ba nó, lúc lớn lên bữa no bữa đó ilàm thân hình nó lúc nào cũng gầy còm, xanh xaọ Trong cuộc đời ngắn ngủi của bé Châu, nó chỉ gặp Cường đúng có một tháng, sau đó là Cường vượt biên, bên cạnh cùng chịu khổ với Châu là má nó và bà ngoạị Sống trong cực khổ con người thường hay mơ mộng, lúc nào Hạnh cũng nhắc nhở bé Châu là nó còn có một người cha ở bên Mỹ. Những lúc ăn xôi thay cơm, Hạnh hay an ủi bé là đời sống sau này sẽ khá hơn, khi được đoàn tụ với bạ Trong đầu óc non nớt của Châu, ở với ba là thiên đường và hạnh phúc.

Ngày bé Châu vô bệnh viện cũng là ngày báo tin có chuyến bay đi Mỹ. Bịnh lao phổi của Châu đã tới thời kỳ thứ ba, bác sĩ đành bó tay lắc đầụ Hạnh còn nhớ rõ như in, lần cuối cùng cô nói chuyện với con, nó vẫn còn hy vọng, nó đã năn nỉ cô:

-Con sẽ khỏi mà, má đừng lo, má nghín đi, đừng khóc, má khóc làm con khóc theobây giờ, con muốn ở với ba, má đi qua bển má cho con đi theo, con sợ ở một mình lắm, má hứa với con nha má?
Thương con, Hạnh đã làm y như lời trăn trối của bé. Nhớ tới bé Châu, Hạnh nức lên, cô không cần kềm giữ nữa:

-Tui hỏng có chôn nó, tui mang tro cốt nó đi theo tui.

Cùng lúc đó, Cường hốt hoảng thắng xe thật gấp, anh vừa thoáng thấy bóng một đứa nhỏ băng ngang qua đường. Mỹ và Hạnh đồng rú lên, có tiếng vỡ vụn loảng xoảng ở băng sau, tiếng thắng xe ren rét ở bên ngoài và còi xe inh ỏi như tức tốị Cường giảm tốc độ chạy chậm lại, anh quay đầu xuống hỏi:

-Hạnh có sao không? Sao em không thắt dây beo an toàn, Mỹ à, em chỉ cho cổ làm đi.

Mỹ trề môi nói lẫy:

-Sao anh không hỏi em có sao không? Có gì là người ngồi trước bị nè. Anh lo lái xe đi, hồn để đi đâu rồi, thiệt là mang cái xui xẻo vào cho mình không!

Hạnh loay hoay ôm gói đồ lên, miếng vải tung ra rơi những mảnh vụn bằng sành sang một bên, cô luống cuống thu lại, khi Hạnh bị xô người ra phía trước, bìnhtro cốt của bé Châu đã bị đập vô thành ghế vỡ đôị Trong lúc vội vã, cạnh sắc của mảnh sành làm Hạnh bị đứt tay, máu cùng một ít tro tàn rơi rớt lên sàn xe mà cô không để ý. Chiếc xe vẫn lao vun vút trên đường dài, ngoài trời bắt đầu tối và hình như lạnh hơn. Hạnh nhìn ra ngoài, phố xá đã lên đèn, vậy là một ngày trên đất Mỹ đã qua, một đời sống mới sẽ bắt đầu, không biết là may hay rủi?

Hạnh mệt mỏi lê bước về nhà. Nhà của Hạnh là một căn buồng nhỏ bà chủ chợ Việt Nam cho cô thuê, ngày làm, đêm về ngủ ngay đằng sau chợ. Thấm thoát mà cô đã ở đây được hơn một tháng, công việc bận rộn từ sáng đến tối làm cô không có thì giờ suy nghĩ nhiềụ Mỗi tối khi về nhà nhớ tới con, Hạnh thắp vài cây nhang, đặt một đĩa xôi lên bàn thờ, món mà bé Châu thích ăn khi còn sống.
Căn buồng nhỏ nằm khuất sau một con ngõ, ánh sáng yếu ớt buồn bã của cây đèn đường nhấy nháy chiếu cái bóng cô đơn của Hạnh càng thêm vẻ thê lương.

Không khí bên trong nhà lạnh lẽo khiến Hạnh rùng mình hắt hơi mấy cáị Hạnh bậtđèn lên, phải mấy giây sau cô mới làm quen với ánh sáng, hình ảnh bé Châu trong tấm hình ở góc phòng thiệt là dễ thương, nó đang nhìn cộ Hạnh lại gần bàn thờ,tối nay cô nhớ con ghê gớm, cô thì thầm nói chuyện với con, vừa nói vừa thắp nhang.

Tiếng chuông điện thoại bỗng reo vang đột ngột, cắt đứt lời tâm sự của Hạnh, cô cắm vội mấy cọng nhang vô cái chén nhỏ lẩm bẩm:

-Ai gọi cho mình giờ này?

Giọng Cường hấp tấp trên điện thoại làm Hạnh ngạc nhiên hơn, từ hôm ở phi trường, Cường vẫn lạnh nhạt với cô, hôm nay không biết có việc gì quan trọng, Hạnh hỏi ngay:

-Có chuyện gì vậy anh? Giấy tờ ly dị bị trục trặc hả?

Cường thở mạnh trong máy:

-Không, không phải chuyện giấy tờ, anh muốn hỏi em, thằng Trung, con anh, có qua bên em không?

-Trung qua bên em làm gì? Mà mặt mũi nó ra sao, em đâu có biết?

Có tiếng Mỹ léo nhéo ngắt ngang, hình như điện thoại đã chuyển qua tay của Mỹ:

-Cô Hạnh, nếu con tui qua bên cô, cô khuyên nó về ngay, nó...nó bị điên rồi. Cô kêu cho tụi tui liền nha.

Mỹ nói lắp bắp không đầu không đuôi nhưng đại ý là Trung, thằng con lớn của Mỹ và Cường đã bị mất tích. Hạnh ừ hử cho qua chuyện, cô cúp máy mà cảm thấy trong lòng buồn bã. Con của Hạnh, bé Châu chết rồi thì cô đi đâu tìm đây? Cô lại nhìn về phía bàn thờ của bé Châu, ánh mắt của nó như thông cảm, mấy cây nhang đã tắ tngúm tự bao giờ, cong queo khô khan.

Hạnh đứng lên, cảm thấy lạnh, cô co ro lại gần cửa sổ kiếm cái máy sưởi nhỏ.Thấp thoáng ngoài cửa sổ có bóng ngườị Hạnh vén màn nhìn ra, trong bóng đêmkhông có gì ngoài mấy cây khô trụi lá. Tưởng mình mơ ngủ, Hạnh nín thở lắng tainghẹ Không, cô đâu có nghe lầm, rõ ràng là có tiếng con nít và tiếng đập cửa mà.Hạnh nghĩ liền tới thằng Trung, con của Cường, không lẽ là nó?
Cánh cửa bật mở, Hạnh sửng sốt nhìn đứa bé, nó khoảng chừng 9 tuổi, giống bé Châu y hệt, khuôn mặt nó tái xanh, không biết vì lạnh hay vì sợ. Hạnh hỏi mau:
-Cháu là...Trung phải không? Sao cháu lại tới đây?
Bé Trung đưa đôi mắt buồn bã nhìn Hạnh, nó giơ tay ra, đôi cổ tay có những vếttrầy sướt:
-Má không nhận ra con sao? Con đây mà, Châu nè má, họ không cho con đi thì conphải trốn.
Hạnh đưa tay lên bịt miệng với đôi mắt mở lớn, ngây dại, cô suýt la lên thành tiếng. Có thiệt không đây, con cô đã chết rồi mà, hay là thằng nhỏ này chỉ giỡn chơi với cô cũng như ba má của nó. Hạnh lùi lại xua tay run rẩy, đứa nhỏ chạy vôôm chầm lấy cô, cánh tay nó tròn trĩnh không gầy ốm như bé Châu, nó nói thêm:
-Má ơi, con muốn ăn xôi, nhà còn xôi không hả má?

Ngoài khung cửa, những tia chớp loé sáng chiếu xuống báo hiệu một cơn giông sắpđến. Ðã hơn mười giờ đêm, Hạnh loay hoay mãi vẫn chưa nấu xong nồi xôi cho con. Hai bàn tay cô lạnh và run rẩy từng cơn. Thỉnh thoảng Hạnh liếc nhìn lên nhà, không khí im lặng lạnh lẽo, cái im lặng làm cho Hạnh ngộp thở, cô tự trấn an:
-Ðó là bé Châu ngoan ngoãn và dễ thương của mình thôi, có gì đâu mà sợ!
Nhưng tại sao Hạnh vẫn cảm thấy không được tự nhiên thoải mái khi gần con? Cô đã từng mong muốn, nằm mơ, khấn nguyện hàng trăm hàng ngàn lần để được gặp conmột lần thôi cho vơi nỗi nhớ, bây giờ không phải cô được toại nguyện rồi sao? Khi bé Châu mới chết, Hạnh thật muốn chết theo con, hôm đám ma của bé, cô đã laomình chạy vô phòng đốt xác, nhất định không chịu rạ Còn nỗi khổ nào hơn khi phải nhìn thấy ngọn lửa phừng lên đốt cháy thân thể của đứa con yêu quý. Hạnh đà gàothét, vật vã như một người điên, và cô biết con cô ở thế giới bên kia cũng đau khổ vì chia ly y như cô vậỵ Nhưng chỗ này không phải là thế giới của bé Châu, cũng không phải là thiên đường, nơi đây không còn chỗ dành cho bé cũng như cho Hạnh, cô sống mà như đã chết, cô phải khuyên bé mới được. Nghĩ tới đây, Hạnh quả quyết bước ra ngoàị Căn phòng của Hạnh ở thật ra chỉ là một cái nhà kho, bà chủ chợ tân trang cải biên lại, ngăn thêm một cáivách ngăn đôi, một bên là "nhà bếp", có một cái bếp gas đã cũ và một cái bồn rửatay, khuất sâu bên trong là "nhà tắm", quây kín lại bằng một cái màn ny lông.Phía còn lại bên ngoài vừa là phòng ngủ và cùng là phòng tiếp khách của Hạnh, bé Châu đang ngồi ngoài đó, hai bàn tay nó để ngay ngắn trên đùi, kiên nhẫn chờ đợi. Thấy bóng cô, nó mừng rỡ, tiếng nó reo vui:
-Má nấu xong rồi hả má, má ra đây ngồi với con, má đừng sợ, bây giờ con ở đây rồi, con sẽ không đi nữa đâụ..
Hạnh ngắt lời con:
-Không được, má phải kêu cho ba con, con phải về bên đó.
Mắt Châu long lên như có lửa:
-Con hông về đâu, chỉ trừ khi con chết, ừa, mà con đã chết rồi mà...
Nói xong, Châu cười nhỏ như thú vị lắm, nó lấy lưỡi liếm môi, hít hít:
-Thơm quá má ơi, xôi thơm quá.
Hạnh đi ra sau bới xôi ra một cái dĩa nhỏ, cô đưa cho thằng bé ăn, lúc nó cúIđầu ăn, cô nhỏ nhẹ:
-Con hứa với má đi, ăn xôi xong là đi về nhà liền nghen, ba con hỏng thích đâu, bao giờ rảnh con lại về đây, má năn nỉ con đó, con muốn sao má cũng chiều theocon.
Hình như có tiếng vỡ vụn, tiếng Châu nhai rau ráu như nhai...xương. Nó ngẩng mặt lên, Hạnh sợ hãi nhìn trân trân, con cô vừa tự nhai ngón tay của nó. Cô lắp bắp:
-Trời ơị...con..sao con...bị vậy?
Bé Châu nhăn mặt nhổ một đống máu xuống đất, nó quẹt tay chùi miệng:
-Con hỏng sao, bị vậy hoài, nhưng mà con hỏng thấy đau...má ơi, má đừng ép con nữa, con ghét ba, con thù người đàn bà đó, lúc nào cũng nói xấu má, má coi bả trói con như vầy nè...
Châu để dĩa xôi lên bàn rồi vén áo lên cao, đầy mình nó toàn là vết lằn sâu hằntrên làn da non nớt. Hạnh xót xa, cô khóc tỉ tê, tay cô xoa nhẹ lên những vếtlằn, làm như là nhờ vậy thằng nhỏ sẽ hết đau:
-Sao họ lại xử tệ với con, tội cho con tôi!
-Má lại khóc nữ, má nghín đi, con hỏng muốn má khóc, má biết hông, bữa hôm nọcon đã trả thù cho má rồi.
Vệt máu đỏ nơi khóe miệng nổi bật trên làn da tái xanh làm cho Châu có một vẻ dữ tợn, nó lại đưa ngón tay bị thương lên mút như đang ăn một cây kẹo, Châu gật đầu đắc ý:
-Con đập bể hết mấy chậu bông nhà họ, con xa’ng cho bả một bạt tai, ai biểu bả la con giết con chó...
-Con giết con chó...con chó nào?
-Con chó đó đáng ghét lắm, nó cứ theo con mà sủa, rồi còn cản đường, con chó nó chỉ theo nhỏ Nga thôi, nhỏ đó cũng hỏng phải em con. Má ơi, con hỏng muốn đâu,má đừng bắt con về đó nha má, ở với ba hỏng có sướng gì hết trơn!

Ðêm đã khuya, như-ng hạt mưa nặng hạt bắt đầu rơi lộp độp xuống càng lúc cànglớn trên mái tôn như trút từng cơn giận dữ lên đầu hai mẹ con Hạnh. Hạnh kéo tấmchăn cho con, nó đang ngủ, đầu nó ngoẻo sang một bên thành ghế sô pha, trong giấc ngủ, thỉnh thoảng cô nghe nó lảm nhảm lẫn trong tiếng nghiến răng những câunhư nguyền rủa đay nghiến. Mờ mờ qua ánh sáng hiu hắt chiếu vào từ cửa sổ, gương mặt của bé Châu đầy vẻ ngây thơ, không, đây không phải là con của Hạnh, cô không có diễmphúc như vậỵ Phần số cô là phải khổ, khổ từ nhỏ cho tới lớn, lần này cô lại hạibé Châu rồi, đáng lẽ nó không nên trở về đây.

Hạnh thở dài đứng lên, cô nhìn ra bên ngoài, ngoài kia mưa to cũng giống nhưtrong này, đã không còn chỗ cho mẹ con cô nương thân, nước mưa tuôn thành từnghàng dài trên cửa sổ mờ nhạt như đang khóc cùng với Hạnh. Hạnh chậm rãi quay số,chuông chưa kịp reo đã có tiếng Cường trả lời, Hạnh biết anh cũng đang thao thứcgiống như cô:
-Hello.
-Anh Cường, em, Hạnh đây, bé Trung đang ở với em...
-Nó ở đó thiệt saỏ Anh...anh tới ngay, em đừng cho nó đi đâu.
Hạnh điềm tĩnh:
-Anh đừng lo, em biết làm sao, đang mưa to, thôi để mai anh hãy lại đây, nó đang ngủ, nhưng có điều này em xin anh, em chưa bao giờ xin anh điều gì, em xin anh hứa với em...
Cường chưa kịp trả lời thì lại có tiếng Mỹ chen vào nói lớn:
-Ðược, được, chỉ cần cô giao thằng Trung lại cho chúng tôi, bao nhiêu cũng được.
-Em không cần gì hết, em chỉ muốn trở về với má em và thằng Châu, em xin anh giúp em một lần thôi.
Hạnh nói nhanh như sợ Cường từ chối, nói xong cô cúp máy, lần này cô sẽ tự quyếtđịnh cho số phận mình và con, cô không muốn bị lệ thuộc vô ông trời nữa.
Hạnh kéo mạnh cửa sổ cho chặt, mò mẫm trong bóng tối cô bước ra sau, bật bếp gas, thổi tắt lửa. Hít một hơi dài, cô cảm thấy thoải mái, cô tiến tới gần con.Tay Hạnh vuốt tóc nó, mái tóc lạnh cứng xơ xác, cô nói thầm:
-Chờ má nha con, má sẽ đi với con tới thiên đường của mình.

Cường ngồi ôm túi hành lý trên máy bay, bên cạnh anh là chiếc ghế trống. Mỹ đã giận anh từ khi anh quyết định về Việt Nam, hai người như có tấm màn vô hình ngăn cách. Mặc cảm phạm tội và hối hận dày vò Cường, anh không có cơ hội đền bù cho người vợ Cũ nữa vì Hạnh đã chết. Thì ra những lời tối hôm đó là cô trăn trối với anh, nhưng mọi người không ai hiểu tại sao bé Trung lại có thể sống được. BéTrung không nhớ gì hết, chuyện gì xảy ra cho nó, nó cũng không biết. Bé Trung đã trở lại trường học tháng trước, mọi việc đều bình thường như không có gì xảy ra,có phải như vậy không?
Cô chiêu đãi viên hàng không vừa đi ngang qua liếc Cường, anh vội để gói hành lýlên chiếc ghế bên cạnh, thắt dây an toàn cho "nó" và nhắm mắt lại. Anh mệt mỏi quá, đêm nào anh cũng mơ thấy Hạnh và bé Châu, nếu lần này anh không mang tro cốt hai người về, có lẽ anh sẽ điên mất. Bỗng Cường mở mắt, hình như có tiếng người Việt ở ghế trên:
-Ngoan nghen con, lần này về với bà ngoại, má cho con ăn xôi.
Cường vùng dậy, anh bị bật lại bởi dây cột, lúng túng gỡ dây ra, anh đứng lên nhìn, băng trên là hai ông bà già ngạc nhiên nhìn anh, cô chiêu đãi viên vội nhắc nhở:
-Xin ông ngồi xuống thắt dây an toàn, máy bay sắp sửa cất cánh!

Hết.