Bài viết: Blog Radio 11: Bố mẹ đã cho tôi những gì?
ngùi ngày xưa của Bố Mẹ.
Cảm ơn Bố đã khắt khe khi tôi còn bé, tôi hào hứng níu tay Bố, khoe rất hồn nhiên: Bố ơi, hôm nay Mẹ mua chân giò đấy. Vậy mà Bố gần như dập tắt niềm hào hứng ấy của tôi, chỉ bằng một câu hỏi: Hôm nay con đọc được bao nhiêu trang sách rồi? (Ngày ấy sao mà ấm ức thế chứ!). Để bây giờ tôi mới hiểu: Cái tạo nên nhân cách là những gì đưa được vào đầu chứ không phải là những gì đưa vào miệng!
Cảm ơn những lúc con phải thay Bố Mẹ chăm em ốm, nằm bệnh viện, khi 2 chị em học ĐH ở HN, dù vất vả vô cùng nhưng để thấy rằng mình đã LỚN hơn, được Bố Mẹ tin tưởng và được sẻ chia với cả nhà...
Cảm ơn Bố Mẹ đã chưa bao giờ sai lời hứa với chúng tôi, để chúng tôi luôn thấy mình phải có trách nhiệm trước mỗi lời nói và việc làm của mình.
Cái lỗi lớn nhất đối với Bố Mẹ là NÓI DỐI. Cảm ơn Bố Mẹ đã rất nhẹ nhàng và thậm chí là hài hước trước lỗi lầm của con (đi chơi với bạn bè lại dám bảo là đi học- về Bố bảo: Hôm nay lớp đi khảo sát thực địa để chuẩn bị thi môn Địa Lý à con?- Và cả nhà cười rất vui bên mâm cơm chờ sẵn!). Để thấy rằng, tha thứ là một điều rất cần thiết, nhưng cái cách tha thứ để làm sao người mắc lỗi vừa nhận được lỗi lầm, vừa không thấy mình bị sức ép của sự trừng phạt mới là quan trọng. Không phải cứ quát mắng sẽ là hữu hiệu nhất.
Cảm ơn Bố Mẹ đã rất nguyên tắc khi mỗi lần chúng tôi hoặc kể cả Mẹ và Bố, ai đi ra khỏi nhà thì mọi người đều phải biết người đó đi đến đâu, đi với ai và mấy giờ về. Để bây giờ mới thấy sự lo lắng của người ngồi ở nhà dành cho người vắng nhà nó lớn như thế nào...Và bỗng hiểu tại sao nhà mình nghèo thế mà luôn là nơi ai đi đâu cũng mong thật nhanh trở về với MÁI ẤM yêu thương...
Cảm ơn Bố Mẹ đã rất nâng niu những luống rau xanh ở vườn nhà ngày xưa, và thường khen rằng: Rau nhà trồng bao giờ cũng ăn ngon hơn rau mua ở chợ. Nhờ có 3 anh em chăm chỉ tưới rau và chăm bẵm nên rau mới xanh mơn mởn giữa đất đồi khô cằn như vậy... Để thấy rằng chúng tôi quan trọng như thế nào và sức lao động quý giá đến mức nào...
Cảm ơn Bố Mẹ đã dạy chúng tôi phải biết khiêm tốn, và luôn biết vươn lên. Khi so sánh học lực, phải luôn so với người giỏi hơn mình để phấn đấu bằng họ, những cũng không coi thường các bạn kém hơn vì họ